Trả lời chi tiết: Phát biểu nào đúng về kiểu dữ liệu xâu?

3/5 - (2 bình chọn)

Dữ liệu xâu là một kiểu dữ liệu có cấu trúc, được sử dụng nhiều trong lập trình từ lưu trữ tên, địa chỉ, số điện thoại,… và cũng được xử lý bởi nhiều hàm và phép toác. Ngay dưới đây, Hoc365 sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi trắc nghiệm phát biểu nào đúng về kiểu dữ liệu xâu và giải đáp chi tiết nó!

Phát biểu nào đúng về kiểu dữ liệu xâu

Câu hỏi trắc nghiệm

Phát biểu nào đúng về kiểu dữ liệu xâu?

A. Là dãy các ký tự số.

B. Là dãy các ký tự dấu.

C. Là dãy các ký tự chữ.

D. Là dãy các ký tự trong bảng mã ASCII.

Đáp án: D

Giải đáp nhanh: Kiểu dữ liệu xâu là dãy các ký tự trong bảng mã ASCII, bảng mã này gồm 128 ký tự.

Giải đáp chi tiết: Phát biểu nào đúng về kiểu dữ liệu xâu?

Kiểu dữ liệu xâu là dãy các ký tự trong bảng mã ASCII. Bảng mã này có 128 ký tự, trong đó bao gồm các ký tự từ A đến Z, từ 0 đến 9 gồm các ký tự đặc biệt như dấu câu, dấu chấm, dấu phẩy, dấu hỏi,…

Ví dụ: *Hai phong’;

Có thể coi xâu như một mảng một chiều mà mỗi phần tử là một ký tự. Số lượng ký tự trong xâu được gọi là độ dài của xâu. Nếu xâu có độ dài bằng 0 là xâu rỗng.

Giải đáp chi tiết: Phát biểu nào đúng về kiểu dữ liệu xâu?

Tìm hiểu về dữ liệu xâu

Cùng tìm hiểu về khái niệm, cách khai báo dữ liệu xâu, thao tác xử lý xâu và ví dụ cụ thể về xâu ở phần nội dung bên dưới.

Khái niệm dữ liệu xâu

Xâu là dãy các ký tự trong bộ mã ASCII. Các ký tự trong xâu có thể là bất kỳ ký tự nào gồm chữ cái, chữ số, ký tự đặc biệt hoặc ký tự trắng.

Xâu là một trong những kiểu dữ liệu quan trọng nhất trong lập trình vì nó được sử dụng rộng rãi để lưu trữ và xử lý thông tin văn bản như tên, địa chỉ, số điện thoại.

Trong xâu, số lượng ký tự được độ dài xâu, xâu rỗng có độ dài bằng 0. Biểu thức gồm các toán hạng là biến xâu, biến ký tự và hằng xâu gọi là biểu thức xâu.

Ví dụ:

Khái niệm dữ liệu xâu

Trong đó:

  • Tên xâu: A;
  • Mỗi ký tự gọi là một phần tử của xâu;
  • Độ dài của xâu: 7;
  • Khi tham chiếu đến ký tự thứ i của xâu, ta viết A[i]. Ví dụ A[5]=’H’.

Khai báo kiểu dữ liệu xâu

Biến kiểu xâu có thể được khai báo như sau:

var <tên biến> :string[độ dài lớn nhất của xâu];

Ví dụ:

Ví dụ:

Khi khai báo xâu có thể bỏ qua phần khai báo [độ dài lớn nhất], khi đó độ dài lớn nhất của xâu sẽ nhận giá trị định sẵn là 255.

Ví dụ:

Ví dụ:

Các thao tác xử lý xâu

Phép ghép xâu: Các xâu được ghép với nhau bằng ký hiệu “+”.
Ví dụ: ‘Ha’ + ‘Noi’ ⇒ ‘Ha Noi’.

Phép so sánh: =, <>, <, <=, >, >= có thứ tự ưu tiên thực hiện thấp hơn phép ghép xâu. Phép so sánh được thực hiện theo quy tắc sau:

  • Xâu A lớn hơn xâu B nếu ký tự đầu tiên khác nhau giữa chúng kể từ trái trong xâu A có mã ASCII lớn hơn.
    Ví dụ:  ‘Ha Noi’ > ‘Ha Nam’.
  • Nếu A và B có độ dài khác nhau và A là đoạn đầu của B thì A nhỏ hơn.
    Ví dụ: ‘Xau’ < ‘Xau ki tu’.
  • Hai xâu được gọi là bằng nhau khi chúng giống nhau hoàn toàn.
    Ví dụ ‘Tin học’ = ‘Tin hoc’.

Các thủ tục và các hàm xử lý xâu:

  • Thủ tục Delete(S,vt,n): Xóa n ký tự của xây S bắt đầu từ vị trí vt.
    Ví dụ: S=’Song Hong’, nhập Delete(S,1,5) ⇒ ‘Hong’.
  • Thủ tục Insert(S1,S2,vt): Chèn xâu S1 vào xâu S2 bắt đầu từ vị trí vt.
    Ví dụ: Ví dụ: S1=’1′, S2=’Hinh .2′, nhập Insert(S1,S2,6) ⇒ ‘Hinh 1.2’.
  • Hàm Copy(S,vt,n): Tạo xâu gồm n ký tự liên tiếp bắt đầu từ vị trí vt của xâu S.
    Ví dụ: S=’Tin hoc’, nhập Copy(S,5,3)= ‘hoc’.
  • Hàm Length(S): Cho giá trị là độ dài của xâu S.
    Ví dụ: S=’Xin chao’, nhập Length(S) = 8.
  • Pos(S1,S2): Cho vị trí xuất hiện đầu tiên của xâu S1 trong xâu S2.
    Ví dụ: Si=’1′, S2=’Hinh 1.2′, nhập Pos(S1,S2) = 6.
  • Hàm UPCase(ch): Chuyển ký tự ch thành chữ hoa.
    Ví dụ: Ch=’a’, nhập UPCase(ch) = ‘A’.

Một số ví dụ

Ví dụ 1: Nhập vào họ tên của hai học sinh, in ra màn hình họ tên dài hơn?

Ví dụ 1: Nhập vào họ tên của hai học sinh, in ra màn hình họ tên dài hơn?

  • Tạo hai biến Name1Name2 để lưu trữ họ tên của hai học sinh.
  • sử dụng câu lệnh WriteReadln để nhập vào họ tên của hai học sinh từ bàn phím.
  • Sử dụng câu lệnh if để so sánh độ dài của hai xâu và in ra màn hình họ tên dài hơn.

Ví dụ 2: Nhập vào hai xâu từ bàn phím, kiểm tra xem ký tự đầu tiên của xâu thứ nhất có trùng với ký tự cuối cùng của xâu thứ hai không?

Ví dụ 2: Nhập vào hai xâu từ bàn phím, kiểm tra xem ký tự đầu tiên của xâu thứ nhất có trùng với ký tự cuối cùng của xâu thứ hai không?

  • Tạo hai biến String1 String2 để lưu trữ hai xâu.
  • Sử dụng câu lệnh WriteReadln để nhập vào hai xâu từ bàn phím.
  • Sử dụng câu lệnh if để kiểm tra độ dài của xâu String2 và nếu nó lớn hơn 0, so sánh ký tự đầu tiên của xâu String1 với ký tự cuối cùng của xâu String2 và in ra màn hình kết quả.

Hoc365 vừa giải đáp chi tiết đến bạn phát biểu nào đúng về kiểu dữ liệu xâu. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho bạn trong môn tin học hoặc có thể được kiến thức về Pascal. Đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều bài viết hay hơn nữa nhé!

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Tối ưu giao diện hiển thị, tốc độ tải trang website hoc365.edu.vn trên thiết bị của bạn.