Phát biểu nào dưới đây không phải là bảo mật thông tin trong hệ cơ sở dữ liệu?

2.3/5 - (3 bình chọn)

Bảo mật thông tin trong hệ cơ sở dữ liệu là một trong những thao tác quan trọng và cần thiết nhằm mục đích tránh trường hợp thông tin bị rò rỉ, đánh cắp. Trong bài viết này, Hoc365 mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu lời giải chính xác nhất cho bài tập phát biểu nào dưới đây không phải là bảo mật thông tin trong hệ cơ sở dữ liệu. Đừng bỏ lỡ nhé.

Phát biểu nào dưới đây không phải là bảo mật thông tin trong hệ cơ sở dữ liệu

Phát biểu nào dưới đây không phải là bảo mật thông tin trong hệ cơ sở dữ liệu?

A. Ngăn chặn các truy cập không được phép.
B. Hạn chế tối đa các sai sót của người dùng.
C. Đảm bảo thông tin không bị mất hoặc bị thay đổi ngoài ý muốn.
D. Khống chế số người sử dụng cơ sở dữ liệu.

Lời giải: Phát biển không phải là bảo mật thông tin trong hệ cơ sở dữ liệu là khống chế số người sử dụng cơ sở dữ liệu. Như vậy, D là đáp án đúng.

Bảo mật thông tin trong hệ cơ sở dữ liệu là gì?

Bảo mật thông tin trong cơ sở dữ liệu là hành vi:

  • Ngăn chặn các truy cập không được phép.
  • Hạn chế tối đa những sai sót của người dùng,
  • Đảm bảo hệ thống các thông tin không bị thay đổi hoặc bị mất khi có sự cố ngoài ý muốn.
  • Kiểm soát không cho phép tiết lộ nội dung dữ liệu hay chương trình xử lý.

Bảo mật thông tin trong hệ cơ sở dữ liệu

Bài tập trắc nghiệm có liên quan

Câu 1: Các yếu tố tham gia trong việc bảo mật hệ thống như mật khẩu, mã hoá thông tin cần phải như thế nào?

A. Không được thay đổi để đảm bảo tính nhất quán.
B. Chỉ nên thay đổi nếu người dùng có yêu cầu.
C. Phải thường xuyên thay đổi để tăng cường tính bảo mật.
D. Chỉ nên thay đổi một lần sau khi người dùng đăng nhập vào hệ thống lần đầu tiên.

Đáp án: C. Phải thường xuyên thay đổi để tăng cường tính bảo mật.

Câu 2: Trong một trường THPT có xây dựng một CSDL quản lý điểm Học Sinh. Người Quản trị CSDL có phân quyền truy cập cho các đối tượng truy cập vào CSDL. Theo bạn cách phân quyền nào dưới đây hợp lý?

A. HS: xem; GVBM: xem, bổ sung; BGH: xem, sửa, xóa.
B. HS: xem; GVBM: xem, bổ sung, sửa, xóa; BGH: xem, bổ sung.
C. HS: xem; GVBM: xem, bổ sung, sửa, xóa; BGH: xem.
D. HS: xem, xóa; GVBM: xem, bổ sung, sửa, xóa; BGH: xem, bổ sung, sửa, xóa.

Đáp án: C. HS: xem; GVBM: xem, bổ sung, sửa, xóa; BGH: xem.

Câu 3: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai?

A. Bảng phân quyền truy cập cũng là dữ liệu của cơ sở dữ liệu.
B. Dựa trên bảng phân quyền để trao quyền truy cập khác nhau để khai thác dữ liệu cho các đối tượng người dùng khác nhau.
C. Mọi người đều có quyền truy cập, bổ sung và thay đổi bảng phân quyền.
D. Bảng phân quyền không giới thiệu công khai cho mọi người biết.

Đáp án: C. Mọi người đều có quyền truy cập, bổ sung và thay đổi bảng phân quyền.

Câu 4: Để nâng cao hiệu quả của việc bảo mật, ta cần phải như thế nào?

A. Thường xuyên sao chép dữ liệu.
B. Thường xuyên thay đổi các tham số của hệ thống bảo vệ.
C. Thường xuyên nâng cấp phần cứng, phần mềm.
D. Nhận dạng người dùng bằng mã hóa.

Đáp án: B. Thường xuyên thay đổi các tham số của hệ thống bảo vệ.

Câu 5: Thông thường, người muốn truy cập vào hệ cơ sở dữ liệu cần phải cung cấp những gì?

A. Hình ảnh.
B. Chữ ký.
C. Họ và tên người dùng.
D. Tên tài khoản và mật khẩu.

Đáp án: D. Tên tài khoản và mật khẩu.

Bài tập trắc nghiệm Tin học lớp 12

Trên đây là tập hợp tin giải đáp bài tập phát biểu nào dưới đây không phải là bảo mật thông tin trong hệ cơ sở dữ liệu. Hoc365 hy vọng quý bạn đọc sẽ cảm thấy hữu ích và không quên nhấn share để bài viết có thể đến với nhiều độc giả hơn.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Tối ưu giao diện hiển thị, tốc độ tải trang website hoc365.edu.vn trên thiết bị của bạn.