Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418–1427) là một trong những sự kiện quan trọng, là mốc son hào hùng của dân tộc Việt Nam, đánh đuổi quân Minh xâm lược và mở ra cơ nghiệp nhà Hậu Lê cực kỳ phồn thịnh trong suốt 400 năm. Hãy cùng Hoc365 tìm hiểu tất tần tật mọi thông tin về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ngay trong bài viết sau đây nhé!
Tóm tắt cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Tháng 2 năm 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn tự xưng là Bình Định Vương để đánh đuổi quân Minh. Khi đó, quân Minh đã huy động một lực lượng quân đội bắt giết Lê Lợi. Khi đó Lê Lai đã cải trang Lê Lợi và hy sinh.
Năm 1421, quân Minh tấn quân nghĩa quân Lam Sơn, Lê Lợi rút quân lên núi Chí Linh. Sau đó, ông đề nghị giảng hòa với quân Minh và rút quân về Lam Sơn.
Năm 1424 cho đến 1427, nghĩa quân Lam Sơn mở ra nhiều cuộc tấn công quân Minh và liên tiếp giành được thắng lợi, dẫn đến chiến thắng cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Để xem tóm tắt chi tiết cuộc chiến này, hay xem bài viết về tóm tắt cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trên website của chúng tôi nhé!
Chi tiết cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Tiếp theo đây, mời bạn tìm hiểu chi tiết cuộc khởi nghĩa Lam Sơn về bối cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả, nguyên nhân thắng lợi cũng như ý nghĩa lịch sử.
Bối cảnh lịch sử cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Sau khi đánh bại nhà Hồ, nhà Minh đặt ách đô hộ lên Đại Việt, đặt nước ta là quận Giao Chỉ. Thời điểm đó, người Việt đã nổi lên chống lại quân Minh, đã có thời điểm tưởng chứng như có thể khôi phục lại giang sơn.
Tuy nhiên, do sự thiếu đoàn kết giữa các thủ lĩnh và sự trấn áp tàn bạo của nhà Minh nên đã dẹp tan các cuộc chiến này. Mặc dù vậy, dưới sự cai trị tàn bạo và khắc nghiệt của nhà Minh, người Việt vẫn rất oán hận, luôn ấp ủ chờ cơ hội nổi dậy đánh đuổi giặc ngoại xâm.
Diễn biến khởi nghĩa Lam Sơn
Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn diễn ra qua các cột mốc thời gian quan trọng như sau:
- Tháng 2 năm 1418: Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, tự xưng là Bình Định Vương
- Năm 1418: Quân Minh đem quân đến giết Lê Lợi. Trước tình hình nguy cấp, Lê Lai đã cải trang Lê Lợi xông vào quân địch, sau đó Lê Lai hi sinh. Quân Minh rút quân về tưởng rằng Lê Lợi đã chết
- Năm 1421: Quân Minh mở cuộc tấn công vào căn cứ nghĩa quân Lam Sơn, Lê Lợi phải rút quân lên núi Chí Linh.
- Mùa hè năm 1423: Lê Lợi đề nghị giảng hòa với quân Minh, sau đó trở về căn cứ Lam Sơn.
- Năm 1424: Nghĩa quân đánh Khả Lưu, giải phóng Nghệ An.
- Năm 1425: Quân ta giải phóng Tân Bình và Thuận Hóa.
- Năm 1426: Nghĩa quân Lam Sơn tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động, chiến thắng nhiều trận đánh lớn nhỏ, đặc biệt là trận Tốt Động – Chúc Động.
- Năm 1427: Nghĩa quân Lam Sơn chiến thắng trận Chi Lăng – Xương Giang, cuộc khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi.
Theo dõi toàn cảnh diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, có thể thấy hai trận đánh lớn nhất trong chính là trận Tốt Động – Chúc Động và trận Chi Lăng – Xương Giang. Để tìm hiểu nguyên nhân cũng như chi tiết hai trận đánh này, bạn có thể truy cập vào bài viết hai trận đánh lớn nhất trong khởi nghĩa Lam Sơn là gì đã có trên website của chúng tôi.
Kết quả cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Sau cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, kết quả quân ta đã tiêu diệt 5 vạn quân Minh, bắt sống 1 vạn tên, Vương Thông phải tháo chạy về Đông Quan. Các tướng lĩnh nhà Minh như Lương Minh, Liễu Thăng đều bị giết chất. Mộc Thạch tháo chạy, Vương Thông xin hàng và mở hội thề ở Đông Quan.
Đến năm 1428, nước ta hoàn toàn sạch bóng quân Minh, chấm dứt 20 năm đô hộ của nhà Minh. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi vẻ vang và mang đến nhiều ý nghĩa lịch sử to lớn.
Nguyên nhân thắng lợi khởi nghĩa Lam Sơn
- Lòng yêu nước của nhân dân: Tinh thần đấu tranh mãnh liệu của nước ta nhờ vào tinh thần yêu nước nồng nàn và sự oán hận đối với quân xâm lược. Nhờ vào đó họ quyết chiến, quyết thắng đánh đuổi quân Minh.
- Người lãnh đạo tài giỏi, có tầm cỡ: Khởi nghĩa Lam Sơn thành công là nhờ vào sự lãnh đạo tài tình của Lê Lợi và Nguyễn Trãi. Chính họ là người gắn kết tinh thần đoàn kết của toàn thể nhân dân, đưa ra những chiến lược, chiến thuật đúng đắn nhất nhằm đánh bại quân Minh.
- Sự ủng hộ của nhân dân khắp cả nước: Chiến thắng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn cũng nhờ vào sự đồng lòng từ phía nhân dân. Tất cả già trẻ, nam nữ đều tham gia đánh giặc. Họ còn ủng hộ tinh thần và vật chất cho nghĩa quân tham gia chính chiến.
Trong các nguyên nhân thắng lợi trên, thì nguyên nhân cơ bản nhất của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chính là tinh thần yêu nước nồng nàn của nhân dân ta. Từ đó, có ý chí chiến đấu bất khuất, đoàn kết và quyết tâm giành lại đất nước từ tay giặc Minh.
Ý nghĩa lịch sử cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn mang đến nhiều ý nghĩa lịch sử như sau:
- Kết thúc 20 năm độ hộ tàn bạo của nhà Minh, đất nước sạch bóng quân thù, làm tiền đề cho một xã hội phát triển.
- Thể hiện tinh thần chiến đấu bất khuất, dũng cảm của nghĩa quân Lam Sơn, không ngại khó khăn và gian khổ để đánh đuổi quân xâm lược.
- Thể hiện tinh thần đoàn kết, yêu nước nồng nàn của nhân dân ta. Tinh thần này sẽ luôn tồn tại mãi và bùng lên mỗi khi đất nước có sự xâm lăng của kẻ thù.
- Thể hiện sự lãnh đạo tài tình của Lê Lợi, thông minh và sáng suốt đưa nghĩa quân Lam Sơn đến với chiến thắng vẻ vang trước quân Minh.
- Thể hiện sự hi sinh oanh liệu của các vị anh hùng khác, đặc biệt là Lê Lai. Từ đó, mang đến cho nhân dân đời sau cuộc sống ấm no, ổn định hơn.
- Mở ra thời kỳ phát triển mới cho đất nước – Đại Việt thời Lê Sơ, để lại nhiều giá trị văn hóa, nghệ thuật có giá trị đến tận bây giờ.
Phần nội dung trên sẽ được trình bày chi tiết hơn trong bài viết về ý nghĩa lịch sử cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, bạn có thể tham khảo!
Nghệ thuật quân sự trong khởi nghĩa Lam Sơn
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn còn trở nên nổi tiếng nhờ vào nghệ thuật quân sự độc đáo, không những giúp cho cuộc nổi dậy giành chiến thắng mà còn làm tiền đề cho thế hệ sau học hỏi, đánh tan mọi quân giặc xâm lăng.
Nghệ thuật đặc sắc về quân sự trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn phải kể đến:
- Nghệ thuật vây thành, diệt viên, xông thẳng vào lực lượng chủ chốt của địch bằng những thế trận hiểm học. Bên cạnh đó, còn tổ chức và bố trí lực lượng hợp lý cùng với lối đánh liên tiếp khiến cho quân địch tiêu hao dần.
- Nghệ thuật vừa đánh vừa đàm được sử dụng một cách triệt để, đánh để lượng sức địch, đàm phán khi quân ta còn yếu, chuẩn bị cuộc chiến lớn và có quy mô hơn.
- Nghệ thuật đánh giặc bằng ngòi bút của Nguyễn Trãi nhằm thao túng các tướng giặc và binh sĩ nhà Binh bằng các dòng vạch trần tội ác và luận điệu lừa bịp của chúng.
Câu hỏi thường gặp
Ai là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi phát động và lãnh đạo. Bằng sự tài tình, giỏi giang của mình đã giúp cuộc khởi nghĩa dành được chiến thắng vẻ vang.
Ai là người cải trang cứu chúa Lê Lợi?
Khi bị giặc Minh bao vây, Lê Lai đã cải trang thành Lê Lợi xông vào địch, khiến địch tưởng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.
Trên đây là những thông tin chi tiết và đầy đủ nhất về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, hy vọng sẽ giúp bạn đọc biết thêm về kiến thức lịch sử Việt Nam. Nếu thấy bài viết hay đừng quên theo dõi Hoc365 để đón đọc nhiều bài viết hay hơn nữa nhé!
Bài viết liên quan
Vì sao các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau?
Vì sao Xiêm là nước duy nhất ở khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của phương Tây
Hãy trình bày diễn biến của cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn chỉ huy
Bước 1 của kế hoạch Nava được thực hiện như thế nào?
Tại sao nghệ thuật Ấn Độ lại chịu ảnh hưởng của tinh thần tôn giáo?
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến phong trào Đồng Khởi
Người tối cổ xuất hiện sớm nhất ở đâu? Trắc nghiệm Lịch sử 6
Giai cấp giữ vai trò sản xuất chính trong lãnh địa phong kiến ở Tây Âu là
Thành thị trung đại ra đời như thế nào? Đóng vai trò gì?
Chính quyền Xô Viết Nghệ Tĩnh tồn tại trong khoảng thời gian bao lâu?
Vì sao Lương Thế Vinh được gọi là Trạng Lường?
Vì sao phong trào Cần Vương thất bại? Trắc nghiệm kèm lời giải chi tiết
Óc Eo là tên gọi của? Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 10
Đặc điểm chung của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam là
Quang Trung Nguyễn Huệ là gì của nhau? Giải đáp nhanh
Tại sao Nguyễn Tất Thành lựa chọn sang Pháp để tìm đường cứu nước?