Vì sao các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau?

2.2/5 - (5 bình chọn)

Sau chiến tranh Thế giới Thứ Hai, các nước Tây Âu có xu hướng hợp tác lại cùng nhau. Điều này khiến nhiều khu vực khác trên thế giới khá ngỡ ngàng. Vậy vì sao các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau? Hoc365 sẽ giải đáp đến bạn ngay bây giờ.

Vì sao các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau?

Các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau vì:

Hầu hết các nước Tây ÂU đều có chung nền văn minh. Các nước này có nền kinh tế không cách biệt nhau lắm; đặc biệt là từ lâu họ đã có sự liên hệ mật thiết với nhau.

Sự liên kết giữa các nước Tây Âu là sự hợp tác cần thiết để các nước này có thể mở rộng thị trường, giúp phát triển kinh tế cũng như ổn định chính trị của các nước thành viên.

Từ sau năm 1950, sau khi nền kinh tế được phục hồi, phát triển nhanh chóng thì các nước Tây Âu muốn dần thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mỹ. Và để làm được điều này thì họ cần cạnh tranh với các nước ở ngoài khu vực của mình, đặc biệt là Mỹ.

Vì sao các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau?

Trên đó là những nguyên nhân dẫn đến sự liên kết khu vực các nước Tây Âu.

Sự liên kết khu vực ở các nước Tây Âu diễn ra như thế nào?

Sau chiến tranh, Tây Âu bắt đầu một hành trình hình thành liên kết khu vực mạnh mẽ và bền vững. Dưới đây là một cái nhìn chi tiết về các giai đoạn chính của quá trình này:

T4-1951: Sáng Lập “Cộng Đồng Than, Thép Châu Âu”

Vào thời điểm này, 6 quốc gia – Pháp, Đức, Ý, Bỉ, Hà Lan và Luxembourg – đã cùng nhau khởi đầu hành trình bằng việc thành lập “Cộng Đồng Than, Thép Châu Âu.”

Mục tiêu là thúc đẩy sự hợp tác và ngăn chặn xung đột trong ngành công nghiệp chính, là than và thép.

T3-1957: Bước Tiến Mới với “Cộng Đồng Năng Lượng Nguyên Tử” và “Cộng Đồng Kinh Tế Châu Âu”

Các quốc gia tham gia mở rộng phạm vi liên kết với việc thành lập “Cộng Đồng Năng Lượng Nguyên Tử Châu Âu” và “Cộng Đồng Kinh Tế Châu Âu” (EEC).  Cùng với 6 quốc gia đã tham gia trước đó, quá trình liên kết trở nên đa dạng hóa và toàn diện hơn.

T7-1967: “Cộng Đồng Châu Âu” Ra Đời

Quá trình hình thành liên kết đạt đến một cột mốc quan trọng với sự hợp nhất của 3 cộng đồng trước đó thành “Cộng Đồng Châu Âu” (EC). Điều này mở ra hướng đi mới cho quá trình hội nhập và hợp tác châu Âu.

Sự liên kết khu vực ở các nước Tây Âu diễn ra như thế nào?

T12-1991: Liên Minh Châu Âu (EU) và Đồng EURO

Tại hội nghị cấp cao tại Maastricht (Hà Lan), các nước thành viên của Cộng Đồng Châu Âu họp để đưa ra những quyết định quan trọng.

Đầu tiên, quyết định xây dựng một liên minh kinh tế và chính trị tiến tới mục tiêu lâu dài là một nhà nước chung Châu Âu.

Thứ hai, Cộng Đồng Châu Âu (EC) chuyển tên thành Liên Minh Châu Âu (EU), và từ năm 1999, đồng tiền chung EURO được phát hành, đánh dấu một bước tiến lớn trong hội nhập kinh tế.

Những sự kiện này đã tạo nên bức tranh vững chắc về sự hợp tác và liên kết trong khu vực Tây Âu, mở ra những triển vọng lớn cho sự phát triển và ổn định.

Câu hỏi trắc nghiệm liên quan

Câu 1: Một trong số những chính sách đối ngoại mà các nước Tây Âu thực hiện ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. củng cố và phát triển mối quan hệ hợp tác trong khu vực.

B. đấu tranh chống lại sự ảnh hưởng của Mỹ ở châu Âu.

C. tìm cách trở lại các thuộc địa trước đây của mình.

D. gây Chiến tranh lạnh với các nước Đông Âu.

Đáp án: C. tìm cách trở lại các thuộc địa trước đây của mình.

Câu 2: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, thái độ của các nước tư bản Tây Âu về vấn đề độc lập dân tộc ở các thuộc địa như thế nào ?

A. Đa số ủng hộ việc công nhận nền độc lập của các nước thuộc địa.

B. Tìm cách thiết lập chế độ thuộc địa kiểu mới đối với các nước thế giới thứ ba.

C. Tìm cách thiết lập trở lại ách thống trị trên các thuộc địa của mình trước đây.

D. Ủng hộ việc công nhận quyền tự trị của các thuộc địa.

Đáp án: C. Tìm cách thiết lập trở lại ách thống trị trên các thuộc địa của mình trước đây.

Câu 3: Tây Âu đã trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới từ khi nào?

A. Thập niên 50 của thế kỉ XX.

B. Thập niên 60 của thế kỉ XX.

C. Thập niên 70 của thế kỉ XX.

D. Thập niên 80 của thế kỉ XX.

Đáp án: C. Thập niên 70 của thế kỉ XX.

Tây Âu đã trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới từ khi nào

Câu 4: Trong những năm 1950 – 1973, nước Tây Âu nào đã thực hiện đường lối đối ngoại độc lập với Mỹ ?

A. Anh

B. Pháp.

C. Italia.

D. Cộng hoà Liên bang Đức.

Đáp án: B. Pháp.

Câu 5: Nét nổi bật của tình hình kinh tế Tây Âu từ năm 1991 đến năm 2000 là

A. trải qua một cơn suy thoái ngắn, sau đó phục hồi và phát triển trở lại.

B. lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy thoái kéo dài.

C. bước đầu phục hồi và phát triển nhờ chính sách viện trợ của Mỹ.

D. phát triển nhanh chóng và trở thành trung tâm kinh tế – tài chính của thế giới.

Đáp án: A. trải qua một cơn suy thoái ngắn, sau đó phục hồi và phát triển trở lại.

Hoc365 hy vọng rằng với những nội dung trên bạn đã có thể hiểu được lý do vì sao các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau. Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật những câu hỏi Lịch sử chương trình lớp 9 thường gặp trong bài kiểm tra, bài thi đến các bậc phụ huynh và học sinh.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Tối ưu giao diện hiển thị, tốc độ tải trang website hoc365.edu.vn trên thiết bị của bạn.