Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chi tiết nhất

Rate this post

Khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo là cuộc nổi dậy có sức ảnh hưởng lớn trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Chính vì thế, đây cũng là một trong những nội dung quan trọng trong chương trình giáo dục môn Lịch sử. Trong bài viết này, Hoc365 sẽ trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chi tiết qua từng cột mốc. Cùng theo dõi nhé.

Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Tóm tắt các cột mốc tiêu biểu trong khởi nghĩa Lam Sơn

Dưới đây là bảng tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn qua các mốc thời gian quan trọng.

Thời gian Sự kiện chính
Năm 1416 Bộ chỉ huy nghĩa quân được thành lập ở Lũng Nhai (Lê Lợi và 18 người)
Năm 1418 Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn (Thanh hóa) và tự xưng là Bình Định Vương.
Năm 1421 Quân Minh huy động 10 vạn lính tấn công lên Lam Sơn, Lê Lợi phải rút quân phải rút lên núi Chí Linh
Năm 1423 Nghĩa quân tạm thời hòa hoãn với quân Minh
Năm 1424 Nghĩa quân rời miền núi Thanh hóa tiến vào Nghệ an
Năm 1425 Giải phóng Tân Bình- Thuận Hóa
Tháng 9 – 1426 Nghĩa quân chia quân làm ba đạo tiến ra Bắc
Tháng 11 – 1426 Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động
Tháng 10 – 1427 Chiến thắng Chi Lăng- Xương Giang, chiến tranh kết thúc
Tháng 12 – 1427 Hội thề Đông Quan diễn ra, quân Minh rút quân về nước.

Tóm tắt các cột mốc tiêu biểu trong khởi nghĩa Lam Sơn

Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chi tiết

Sau khi tóm tắt khởi nghĩa Lam Sơn các mốc thời gian quan trọng, dưới đây là những trình bày cụ thể và chi tiết hơn để bạn đọc tham khảo.

Giai đoạn 1: Nghĩa quân Lam Sơn hoạt động ở Thanh Hóa

Mùa xuân năm 1418, Lê Lợi đã cùng 50 tướng, võ, một số chí sĩ như Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Lê Văn An, Nguyễn Lý nổi dậy khởi nghĩa. Ông xưng là Bình Định Vương đứng lên kêu gọi nhân dân đánh bại giặc Minh. Lúc này, quân Minh đang thống trị nước ta với hơn 5 vạn quân bằng chế độ vô cùng tàn bạo.

Giai đoạn đầu được đánh giá là thời kỳ khó khăn nhất trong diễn biến khởi nghĩa Lam Sơn. Bởi lực lượng mỏng, quân lương thiếu thốn. Chính vì thế, nghĩa quân Lê Lợi chỉ thắng những trận nhỏ trong giai đoạn này.

Thời điểm này, lực lượng giữa hai bên có sự chênh lệch khá lớn, cộng thêm điều kiện khó khăn nên quân Lam Sơn nhiều lần bị vây đánh. Điển hình là 3 lần trong năm 1418, 1419, 1422, nghĩa quân phải chạy trốn lên núi Chí Linh.

Một số tù trưởng miền núi và quân nước Lào đi theo quân Minh đã gây nhiều khó khăn cho quân Lam Sơn. Năm 1423, lực lượng đã được củng cố, Lê Lợi lấy lý do sử giả bị quân Minh bắt giữ để cắt đứt giảng hòa. Từ đó, diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bước vào một giai đoạn mới.

Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Giai đoạn 2: Nghĩa quân Lam Sơn tiến vào miền Nam

Ở giai đoạn này, Lê Lợi quyết định đưa quân vào Nghệ An vào năm 1424. Đây là bước tiến mới trong chiến lược lãnh đạo của Bình Định Vương. Nghĩa quân Lam Sơn đánh bại thành Đa Căng và đánh lui quân cứu viện của Cầm Bành.

Sau đó, đoàn quân của Lê Lợi tiếp tục đánh bại Trà Lân. Đinh Liệt được Lê Lợi giao mang quân vào đánh ở Nghệ An, Trần Trí (tướng quân Minh) bị thua mấy trận liền phải rút về thành cố thủ.

Theo lệnh, Đinh Liệt đem quân đánh Diễn Châu vào tháng 5/1425. Sau khi quân Minh thua phải chạy về Tây Đô và rút về thành cố thủ, cuối năm 1425, Lê Lợi làm chủ các thành trì từ Thanh Hóa.

Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Giai đoạn 3: Nghĩa quân Lam Sơn giải phóng Đông Quan

Nghĩa quân liên tục đánh và bắt đầu có nhiều thắng lợi hơn ở các trận khác nhau. Tháng 8/1426, Lê Lợi chia nghĩa quân làm 3 cánh để đánh vào Bắc với 3 hướng Tây Bắc, Đông Bắc, Đông Quan. Phạm Văn Xảo, Đỗ Bí, Trịnh Khả, Lê Triện ra phía Tây Bắc, Lưu Nhân Chú, Bùi Bị ra phía Đông Bắc, Đinh Lễ, Nguyễn Xí ra đánh Đông Quan. Tướng Lê Triện của nghĩa quân đã đánh bại Trần Trí ở Đông Quan.

Sau đó, quân Vân Nam của nhà Minh đến tiếp viện thì Lê Triện chia quân cho các tướng khác để đánh quân Vân Nam. Năm 1426, trước tình hình nguy cấp, 20.000 quân Minh và 30.000 thổ minh bản xứ đến cứu giúp quân Minh dưới sự chỉ huy của  Mã Anh và Vương Thông.

Tuy nhiên, tướng Đỗ Bí của nghĩa quân Lam Sơn đã đánh bại Mã Kỳ ở Từ Liêm. Phía Vương Thông đã phòng bị kỹ lưỡng nên tướng Lê Triện đành rút về Cao Bộ và cầu cứu tướng Nguyễn Xí.

Tướng Nguyễn Xí và Đinh Lễ dụ quân Vương Thông vào trận Tốt Động – Chúc Động khiến quân Vương Thông thất bại phải chạy về cố thủ ở Đông Quan. Vương Thông bèn nghĩ kế đòi lập con cháu nhà Trần lên làm vua để tương kế tựu kế đánh bại nghĩa quân Lam Sơn.

Tuy nhiên, nhờ Lê Lợi phát hiện kịp thời nên đã cắt đứt giảng hòa. Lê Lợi sai quân đi chiếm các thành như Xương Giang, Kỳ Ôn và Điêu Diêu, Tam Giang để thống nhất đất nước.

Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Vào năm 1427, Lê Lợi chiếm được thành Đông Quan. Cuối năm 1427, 15 vạn quân Minh tiến sang nước ta dưới sự chỉ huy của Liễu Thăng. Bằng mưu trí của mình, Lê Lợi cho đánh cánh quân của Liễu Thăng trước nhằm làm nản lòng địch.

Các nhánh quân Minh đều thua to, các tướng Minh người tự vẫn, người bị giết, chỉ có Hoàng Phúc sống sót được thả về. Quân Lam Sơn phục kích quân của Mộc Thạch khiến hắn đầu hàng vào ngày 14/12/1427.

Vương Thông xin giảng hòa, sau đó hai bên tiến hành làm lễ thề tại thành Đông Quan. Đến tháng chạp năm 1427, quân Minh rút về nước, cuộc khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi, diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã kết thúc.

Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Trên đây là diễn biến công khởi nghĩa Lam Sơn cụ thể và chi tiết theo từng giai đoạn. Hy vọng nội dung mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp độc giả cập nhật kiến thức lịch sử về khởi nghĩa Lam Sơn. Đừng quên theo dõi Hoc365 để tham khảo thêm nhiều thông tin học tập thú vị nhé.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Tối ưu giao diện hiển thị, tốc độ tải trang website hoc365.edu.vn trên thiết bị của bạn.