Hai trận đánh lớn nhất trong khởi nghĩa Lam Sơn là gì?

Rate this post

Khởi nghĩa Lam Sơn nổi lên với sự chỉ huy tài tình của Lê Lợi và các tướng sĩ khác. Trong đó, có hàng chục các trận đánh lớn nhỏ khác nhau nhưng người ta vẫn thường nhắc nhớ về hai trận đánh lớn, quyết định đến chiến thắng vẻ vang của khởi nghĩa Lam Sơn. Hãy cùng Hoc365 tìm hiểu hai trận đánh lớn nhất trong khởi nghĩa Lam Sơn là gì trong bài viết sau đây nhé!

Hai trận đánh lớn nhất trong khởi nghĩa Lam Sơn là

Câu hỏi trắc nghiệm

Hai trận đánh lớn nhất trong khởi nghĩa Lam Sơn là: 

A. Trận Hạ Hồi và trận Ngọc Hồi- Đống Đa

B. Trận Rạch Gầm- Xoài Mút và trận Bạch Đằng

C. Trận Tây Kết và trận Đông Bộ Đầu

D. Trận Tốt Động- Chúc Động và trận Chi Lăng- Xương Giang

Đáp án: D. Trận Tốt Động – Chúc Động và trận Chi Lăng- Xương Giang

Giải thích: Hai trận Tốt Động – Chúc Động và  Chi Lăng – Xương Giang đã kết thúc thắng lợi, tiêu diệt hơn 5 vạn quân Minh, bắt sống nhiều tướng lĩnh và quân giặc.

Diễn biến hai trận đánh lớn nhất trong khởi nghĩa Lam Sơn

Theo dõi diễn biến hai trận Tốt Động – Chúc Động và Chi Lăng – Xương Giang để biết lý do vì sao mà đây được xem là hai trận đánh lớn của khởi nghĩa Lam Sơn.

Diễn biến trận Tốt Động – Chúc Động

Tháng 10 năm 1426, 5 vạn viện binh của giặc do Vương Thông chỉ huy lũ lượt kéo vào Đông Quan, nâng số quân Minh ở đây lên 10 vạn.

Sau đó, để dành thế chủ động, Vương Thông tiến đánh quân chủ lực của nghĩa quân Lam Sơn ở Cao Bộ (Hà Nội ngày nay) vào tháng 11 năm 1427.

Do đã nắm được ý đồ và hướng tấn công của quân Minh, nghĩa quân Lam Sơn đã phục kích sắn ở Tốt Động và Chúc Động.

Ngay sau đó, quân Minh lọt vào trận địa của ta, quân ta xông thẳng vào đánh tan đội hình của chúng. Nghĩa quân đã tiêu diệt trên 5 vạn quân giặc, bắt sống hơn 1 vạn quân. Vương Thông vị thường, tháo chạy về Đông Quan.

Nghĩa quân Lam Sơn thừa thắng tiến về Đông Quan vây hãm quân địch, giải phóng thêm nhiều châu huyện ở đây.

Diễn biến trận Tốt Động - Chúc Động

Diễn biến trận Chi Lăng – Xương Giang

Đầu tháng 10 năm 1427, hơn 10 vạn viện binh từ Trung Quốc của quân Minh chia làm hai đạo kéo vào nước ta:

  • Đạo thứ nhất: Do Liễu Thăng chỉ huy, từ Quảng Tây tiến thẳng vào Lạng Sơn.
  • Đạo thứ hai: Do Mộc Thanh chỉ Huy, kéo từ Vân Nam tiến vào Hà Giang.

Bộ chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn quyết định tập trung lực lượng tiêu diệt viên quân giặc. Trước tiên là tiêu diệt đạo quân của Liễu Thăng, ngăn cản chúng tiến sâu vào nội địa nước ta.

Ngày 8 tháng 10, Liễu Thăng dẫn quân ào ạt tiến vào biên giới nước ta, ngay lập tức bị nghĩa quân phục kích và giết sạch ở ải Chi Lăng, Liễu Thăng bị giết chết.

Khi đó, Lương Minh lên thay, chấn chỉnh đội ngũ giặc rồi tiến xuống Xương Giang. Trên đường tiến quân, quân giặc bị phục kích của cần Trạm, Phố Cát, tiêu diệt hơn 2 vạn tên giặc, Lương Minh cũng bị giết chết.

Mấy vạn quân dịch vẫn tiếp tục tiến về Xương Giang nhưng cũng bị tiêu diệt, các tướng của quân Minh cũng bị giết sạch.

Diễn biến trận Chi Lăng - Xương Giang

Ý nghĩa của hai trận Tốt Động – Chúc Động và Chi Lăng – Xương Giang

Thông qua diễn biến trên, mỗi trận đánh lớn đều mang những ý nghĩa riêng, trở thành hai trận đánh lớn nhất trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Ý nghĩa trận Tốt Động – Chúc Động

Chiến thắng tại Tốt Động – Chúc Động là bước ngoặt quyết định trong cuộc chiến chống quân Minh của khởi nghĩa Lam Sơn. Nó đem về cho nghĩa quân sự ủng hộ của các xứ Trung châu và đẩy quân Minh vào thế bị động cố thủ trong thành.

Sau trận này, Lê Lợi có thể tự do huy động nguồn lực vào vây hãm và chuẩn bị cho việc đối phó với lực lượng quân viện từ phương Bắc.

Sau trận chiến này, nghĩa quân Lam Sơn thu thập được ngựa chiến, quân tư, khí giới và xe cộ của giặc. Bên cạnh đó, nghĩa quân ta còn tiếp thu thêm công nghệ quân sự của quân Minh.

Do đó, đầu năm 1427, nghĩa quân Lam Sơn đã chế tạo thành công các loại vũ khí như Tương Dương pháo (máy bắn đá trọng lực), Lã Công xa, Phi mã xa cũng như các loại hỏa pháo, hỏa thương khác, đóng góp không nhỏ trong các cuộc chiến sau của khởi nghĩa Lam Sơn.

Ý nghĩa trận Tốt Động - Chúc Động

Ý nghĩa trận Chi Lăng – Xương Giang

Chỉ trong vòng chưa đầy 1 tháng, 10 vạn quân Minh đã bị tiêu diệt hoàn toàn ở Xương Giang. Bộ chỉ huy quân Minh cũng bị giết chết và bị bắt gần hết.

Chiến thắng trận Chi Lăng – Xương Giang là một trong những yếu tố quan trọng khiến cho Vương Thông phải chấp nhận nghị hòa và tự động rút quân về nước mà không xin phép đến triều đình nhà Minh. Đem lại thắng lợi vẻ vàng cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Hai trận Tốt Động – Chúc Động và Chi Lăng – Xương Giang là hai cuộc chiến quan trọng, giúp chấm dứt 20 năm đô hộ của triều đình phong kiến nhà Minh. Từ đó đập tan âm mưu xâm lượng của nhà Minh, mở ra một thời kỳ mới – Đại Việt thời Lê Sơ.

Bên cạnh đó hai trận đánh này còn thể hiện sự tài tình, chiến lượng không ngoan và tầm nhìn xa trộng rộng của Lê Lợi. Thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn của nhân dân ta, lòng dũng cảm và tinh thần chiến đấu bất khuất của dân tộc ta.

Ý nghĩa trận Tốt Động - Chúc Động

Câu hỏi thường gặp

Người chỉ huy đã đánh tan quân Minh ở Chi Lăng là ai?

Nghĩa quân Làm Sơn dưới sự chỉ huy của Tham Văn Xảo và Trinh Khả đã diệt hơn 1 vạn quân Minh ở Chi Lăng.

Trong trận chiến thắng Chi Lăng Xương Giang Tên tướng giặc bị quân ta giết là ai

Trong trận chiến Chi Lăng Xương Giang quân ta đã giết Liễu Thăng, Phó tổng binh Lương Minh, Thương thư bộ Binh Lý Khánh thắt cổ tự tủ, bắt sống Thôi Tụ, Hoàng Phúc.

Hoc365 vừa giải đáp đến các em học sinh và bạn đọc hai trận đánh lớn nhất trong khởi nghĩa Lam Sơn là gì? Nếu thấy thông tin hay và hữu ích thì hãy truy cập vào website của chúng tôi để đọc thêm nhiều bài viết hay về lịch sử nữa nhé!

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Tối ưu giao diện hiển thị, tốc độ tải trang website hoc365.edu.vn trên thiết bị của bạn.