Chi tiết: Văn học dưới thời Lê sơ thể hiện nội dung gì?

Rate this post

Văn học đời Lê Sơ là giai đoạn văn học Việt Nam dưới thời kỳ đầu của nhà Hậu Lê từ năm 1428 đến năm 1527. Nội dung văn học thời kỳ này khá phong phú và nhiều người thắc mắc rằng văn học dưới thời Lê sơ thể hiện nội dung gì là chủ yếu? Bài viết ngay sau đây của Hoc365 sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết câu hỏi đó!

Văn học dưới thời Lê sơ thể hiện nội dung gì

Câu hỏi trắc nghiệm

Văn học dưới thời Lê sơ thể hiện nội dung gì?

A. Thể hiện tình yêu quê hương.
B. Có nội dung yêu nước sâu sắc.|
C. Đề cao giá trị con người.
D. Đề cao giá trị nhân dân.

Đáp án: B. Có nội dung yêu nước sâu sắc.

Giải thích nhanh: Văn học dưới thời Lê sơ khá phong phú, phản ánh đa dạng đời sống chính trị, xã hội, tinh thần. Đa số nội dung đều thể hiện tinh thần yêu nước sâu sắc.

Giải đáp chi tiết: Văn học dưới thời Lê sơ thể hiện nội dung gì?

Dưới thời Lê Sơ, văn học chữ Hán tiếp tục chiếm ưu thế và có hàng loạt các tập thơ nổi tiếng như Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập, Quỳnh uyển cửu ca.

Văn học chữ Nôm cũng giữ vị trí quan trọng, gồm các tác phẩm tiêu biểu như Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập,…

Phần lớn những tác phẩm tiêu biểu này đều có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện đúng đời sống chính trị, xã hội của nhân dân ta lúc bấy giờ.

Bên cạnh đó, văn học thời Lê Sơ cũng xuất hiện một bộ phận tác giả chuyên sử dụng văn học làm công cụ để ca ngợi nhà vua. Phần lớn các tác phẩm này đều có lời lẽ trau chuốt và tình cảm giả tạo.

Giải đáp chi tiết: Văn học dưới thời Lê sơ thể hiện nội dung gì?

Tìm hiểu văn học Đại Việt thời Lê Sơ

Các thể loại văn học Đại Việt thời Lê Sơ khá phong phú gồm thơ, phú, chiếu, biểu, văn bia, truyện ký, cáo, chính luân. Lực lượng sáng tác thời Lê sơ cũng khá hùng hậu và để lại nhiều thành tựu, mang đến dấu ấn đậm nét trong lịch sử văn học thời phong kiến Việt Nam.

Hãy cùng tìm hiểu các tác gia và tác phẩm tiêu biểu của thời kỳ Lê Sơ nhé!

Thời kỳ đầu

Nguyễn Trãi là tác giả nổi tiếng hàng đầu của văn học thời Lê Sơ. Ông để lại rất nhiều tác phẩm xuất chúng và được ca ngợi đến tận đời sau như:

  • Bình Ngô Đại Cáo: Viết vào tháng 3 năm 1427, thuật lại cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bao gồm quá trình đánh đuổi quân Minh, giành lại độc lập cho Đại Việt. Đây được xem là áng thiên cổ hùng văn, bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 trong lịch sử Việt Nam.
  • Quân Trung từ mệnh tập: Viết từ năm 1423 đến 1427, phần lớn là thư gửi cho tướng lĩnh nhà Minh trong thời gian chiến tranh và biểu, dụ. Có tổng số 69 bài sưu tầm được cho đến này.
  • Ức trai thi tập: Tập thơ chữ Hán hiện còn 99 bài.
  • Quốc âm thi tập: Tập thơ chữ Nôm hiện còn 254 bài.

Thời kỳ đầu

Nguyễn Mộng Tuân là nhà văn nổi tiếng đương thời. Tác phẩm tiêu biểu mà ông để lại là Hạ thừa chỉ Ức Trai tân cư (mừng nhà mới của quan thừa chỉ Ức Trai).

Lý Tử Tấn là tác gia có tài, ông sở hữu tập thơ Chuyết Am, trong đó nổi tiếng nhất là Đề Ức Trai bích (đề thơ trên vách núi nhà Ức Trai). Ngoài ra, ông còn có hai bài phú nổi tiếng là Chí Linh sơn phú và Xương Giang phú, ca ngợi những chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn.

Thời kỳ sau

Vào thời kỳ sau nhà sơ, dưới triều vua Lê Thánh Tông, văn học Đại Việt có nhiều bước phát triển mới. Và chính Lê Thánh Tông là tác giả tiêu biểu của thời kỳ này.

  • Các tập thơ chữ Hán tiêu biểu gồm: Anh hoa hiếu trị (xướng họa với con của các đại thần khi về Lam Kinh), Chinh Tây kỷ hành (viết trên đường đánh Chiêm Thành), Quỳnh uyển cửu ca (xướng họa với các văn nhân trong hội Tao Đàn), Châu cơ thắng thưởng, Văn minh cổ súy, Cổ kim cung từ thi tập…
  • Lam Sơn Lương thủy phú: Bài phú miêu tả vẻ đẹp của núi Lam và sông Lương, đề cao công trạng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
  • Thở chữ Nôm gồm: Hồng Đức quốc âm thi tập và một số bài sáng tác trong Lê triều danh nhân thi tập.

Thời kỳ sau

Ngô Chi Lan là nhà thơ nữ mang những bản sắc riêng, không gò ép, đẹp cả ý lần lời. Sáng tác của bà thường kết hợp giữa vẻ đẹp cảnh vật với những chi tiết chân thực trong đời sống và có cái nhìn nhân ái trước cuộc đời và con người.

Thái Thuận là nhà thơ trữ tình có tiếng thời Lê Thánh Tông. Tác phẩm được các học trò sưu tầm thành Lã Đường thi tập.

Nguyễn Bảo để lại tập thơ Châu Khê tập, do học trò sưu tầm khi ông mất.

Đặng Minh Khiêm để lại tập thơ lịch sử Việt giám định sử thi, là tập thơ vịnh sử lớn đầu tiên trong văn học Việt Nam.

Vũ Quỳnh và Kiều Phú là hai nhà thơ có công lớn trong việc sắp xếp lại các tác phẩm Lĩnh Nam chích quái từ thời nhà Trần.

Thời kỳ sau

Có thể thấy, nội dung văn học Đại Việt thời Lê sơ rất phong phú, phản ánh được đa dạng đời sống chính trị, xã hội lúc bấy giờ. Bên cạnh đó, còn đề cao được các tinh thần yêu nước và ca ngợi nhiều chiến thắng vẻ vang của Đại Việt lúc bấy giờ.

Hoc365 vừa giải đáp chi tiết văn học dưới thời Lê sơ thể hiện nội dung gì? Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về văn học thời Lê sơ. Đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật câu trả lời của các câu hỏi liên quan đến lịch sử nhé!

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Tối ưu giao diện hiển thị, tốc độ tải trang website hoc365.edu.vn trên thiết bị của bạn.