Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của quan xưởng trong thủ công nghiệp nhà nước?

5/5 - (7 bình chọn)

Từ thế kỷ X đến XV, thủ công nghiệp thời bấy giờ rất phát triển, trong đó thủ công nghiệp nhà nước đặc biệt được chú trọng. Trong bài viết sau đây của Hoc365, hãy cùng tìm hiểu vai trò của quan xưởng trong thủ công nghiệp nhà nước nhé!

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của quan xưởng trong thủ công nghiệp nhà nước?

Câu hỏi trắc nghiệm

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của quan xưởng trong thủ công nghiệp nhà nước?

A. Tạo ra sản phẩm chất lượng cao để trao đổi buôn bán trong và ngoài nước.
B. Huy động lực lượng thợ thủ công tay nghề cao phục vụ chế tác, buôn bán.
C. Tạo ra sản phẩm chất lượng cao phục vụ nhu cầu của triều đình phong kiến.
D. Tạo ra hình mẫu hỗ trợ thủ công nghiệp cả nước phát triển.

Đáp án: C. Tạo ra sản phẩm chất lượng cao phục vụ nhu cầu của triều đình phong kiến.

Giải thích nhanh: Vai trò của quan xưởng trong thủ công nghiệp nhà nước là tạo ra sản phẩm chất lượng cao phục vụ nhu cầu của triều đình phong kiến.

Câu hỏi trắc nghiệm

Giải đáp chi tiết: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của quan xưởng trong thủ công nghiệp nhà nước?

Trên cơ sở sự phát triển của các nghề thủ công truyền thống, thủ công nghiệp tiếp tục phát triển trong thời đại này. Nhà nước thành lập các quan xưởng (cục bách tác), tập trung thợ giỏi trong nước sản xuất tiền, vũ khí, áo mũ cho vua quan trong triều đình.

Bên cạnh đó quan xưởng còn đóng thuyền chiến, góp phần xây dựng các cung điện, dinh thự. Sản xuất một số sản phẩm kỹ thuật cao như đại bác, thuyền chiến có lầu.

Đương thời ghi nhận một số công trình được xây dựng như điện Bách Thảo Thiên Tuế ở núi Đại Vân, cổ giác vàng bạc; điện Phong Lưu, điện Bồng Lai, điện Tử Hoa, điện Cực Lạc, điện Trường Xuân, điện Long Bộc, lầu Đại Vân, mái lợp ngói bạc.

Giải đáp chi tiết: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của quan xưởng trong thủ công nghiệp nhà nước?

Một số câu hỏi trắc nghiệm liên quan

Câu 1. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những thành tựu tiêu biểu của thủ công nghiệp Đại Việt?

A. Thủ công nghiệp truyền thống tiếp tục được duy trì và phát triển.
B. Xuất hiện nhiều ngành nghề mới, như: làm tranh sơn mài, làm giấy,…
C. Thế kỉ XVI – XVII, xuất hiện nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng cả nước.
D. Sản xuất thủ công nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo của nhân dân Đại Việt.

Câu 2. Thủ công nghiệp của Đại Việt từ thế kỉ X đến XV được chia thành mấy bộ phận?

A. Hai.
B. Ba.
C. Bốn.
D. Một.

Câu 3: Các nghề thủ công cổ truyền trong nhân dân ở Đại Việt từ thế kỉ X đến XV bao gồm:

A. Đúc tiền, rèn đúc vũ khí, đóng thuyền chiến, đúc đồng.
B. Đúc đồng, rèn sắt, làm đồ gốm sứ, ươm tơ dệt lụa.
C. Đúc đồng rèn, sắt, ươm tơ dệt lụa, đóng thuyền chiến.
D. Rèn đúc vũ khí, rèn sắt, làm đồ gốm sứ, xây dựng cung điện.

Câu 4. Nhân tố nào làm tiền đề quan trọng cho sự phát triển của thương nghiệp Đại Việt từ thế kỉ X đến XV?

A. Chính sách tích cực của các nhà nước phong kiến.
B. Sự hoàn thiện của các phường, hội và chợ làng.
C. Sự phát triển của nông nghiệp và thủ công nghiệp.
D. Các đô thị lớn đang phát triển ngày càng hưng thịnh.

Câu 5. Biểu hiện nào thể hiện sự phát triển vượt bậc của thủ công nghiệp nước ta trong các thế kỉ X – XV?

A. Sự ra đời của đô thị Thăng Long.
B. Hệ thống chợ làng, chợ huyện phát triển.
C. Sự phong phú của các mặt hàng mỹ nghệ.
D. Sự hình thành các làng nghề thủ công truyền thống

Câu 6. Nguyên nhân nào quan trọng nhất dẫn đến sự phát triển của thủ công nghiệp nước ta trong các thế kỉ X – XV?

A. Đất nước độc lập, thống nhất và sự phát triển của nông nghiệp.
B. Nhà nước đã có nhiều chính sách để phát triển các làng nghề.
C. Nhân dân đã tiếp thu thêm nhiều nghề mới từ bên ngoài.
D. Nhu cầu trong nước ngày càng tăng

Câu 7. Nhận xét nào sau đây không chính xác khi nói về đặc điểm tình hình thủ công nghiệp Đại Việt từ thế kỉ X đến XV?

A. Thủ công nghiệp nhà nước và thủ công nghiệp dân gian đều phát triển.
B. Trở thành ngành sản xuất chính, tách rời khỏi nông nghiệp.
C. Có tác động tích cực đến sự phát triển của thương nghiệp.
D. Xuất hiện nhiều ngành mới bên cạnh các nghề cổ truyền

Hoc365 vừa giải đáp chi tiết đến bạn câu hỏi xưởng thủ công (quan xưởng) được thành lập ở tất cả các triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê có vai trò gì. Nếu thấy câu trả lời hữu ích, đừng quên theo dõi chúng tôi thường xuyên để cập nhật thêm nhiều bài viết hay hơn nữa nhé!

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Tối ưu giao diện hiển thị, tốc độ tải trang website hoc365.edu.vn trên thiết bị của bạn.