Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến phong trào Đồng Khởi

3/5 - (3 bình chọn)

Phong trào Đồng Khởi là một trong những bước ngoặt chiến lược của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về phong trào này, Hoc365 sẽ giải đáp đến bạn nguyên nhân trực tiếp dẫn đến phong trào Đồng Khởi. Cùng tìm hiểu nhé!

Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến phong trào Đồng Khởi

Câu hỏi trắc nghiệm: Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến phong trào Đồng Khởi

A. Chính quyền Ngô Đình Diệm đàn áp các cuộc đấu tranh đòi hiệp thương tổng tuyển cử tự do thống nhất đất nước, đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ của đồng bào miền Nam

B. Chính quyền Ngô Đình Diệm đàn áp các cuộc đấu tranh chống khủng bố, chống đàn áp, chống chiến dịch “tố cộng, diệt cộng”,chống “trưng cầu ý dân”, “bầu cử quốc hội” của Ngô Đình Diệm.

C. Chính quyền Ngô Đình Diệm đàn áp “phong trào hòa bình” của trí thức và các tàng lớp nhân dân ở Sài Gòn – Chợ Lớn vào tháng 8-1954.

D. Chính quyền Ngô Đình Diệm ban hành luật 10 – 59, công khai chém giết, làm cho hàng vạn cán bộ, Đảng viên bị giết hại, hàng chục đồng bào yêu nước bị tù đày.

Đáp án: D. Chính quyền Ngô Đình Diệm ban hành luật 10 – 59, công khai chém giết, làm cho hàng vạn cán bộ, Đảng viên bị giết hại, hàng chục đồng bào yêu nước bị tù đày.

Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến phong trào Đồng Khởi

Giải thích chi tiết:

Phong trào Đồng Khởi bùng nổ có 2 nguyên nhân là nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp.

Nguyên nhân trực tiếp là do chính quyền Ngô Đình Diệm đã ban hành luật 10 -59. Luật này công khai chém giết, làm cho hàng vạn cán bộ, Đảng viên bị giết hại, hàng chục đồng bào yêu nước bị tù đày.

Trong hội nghị lần thứ 15 vào tháng 1/1959, xác định ngoài con đường bạo lực thì nhân dân miền Nam không còn con đường nào khác ngoài việc bùng nổ phong trào “Đồng Khởi”.

Bên cạnh nguyên nhân trực tiếp còn có nguyên nhân sâu xa. Nguyên nhân sâu xa của phong trào Đồng Khởi diễn ra trong khoảng thời gian từ năm 1957 đến năm 1959. Cụ thể, cách mạng miền Nam gặp muôn vàn những khó khăn và tổn thất do chính sách khủng bố, lùng bắt những người cộng sản bằng Đạo luật 10/59 của chế độ Mĩ – Diệm. Trước tình thế này cần phải có một biện pháp quyết liệt để có thể đưa cách mạng vượt qua khó khăn và thử thách ở hiện tại.

Câu hỏi trắc nghiệm liên quan

Câu 1: Nguyên nhân dẫn đến phong trào “Đồng khởi” (1959-1960) là gì?

A. Do chính quyền Ngô Đình Diệm không thực hiện các điều khoản của Hiệp định Giơ-ne-vơ.

B. Do chính sách phản động của Mĩ – Diệm đã làm cho mâu thuẫn xã hội gay gắt.

C. Do “phong trào hòa bình” của trí thức và các tầng lớp nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn bị đàn áp.

D. Do nhiều cán bộ Đảng viên bị giết hại, tù đày.

Đáp án: B. Do chính sách phản động của Mĩ – Diệm đã làm cho mâu thuẫn xã hội gay gắt.

Câu 2: Bước ngoặt của cách mạng miền Nam sau phong trào “Đồng khởi” năm 1960 là

A. Chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

B. Chuyển sang tổng tiến công trên khắp miền Nam.

C. Chuyển từ phòng ngự sang phản công chiến lược.

D. Chuyển từ đấu tranh chính trị sang đấu tranh vũ trang.

Đáp án: A. Chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

Bước ngoặt của cách mạng miền Nam sau phong trào “Đồng khởi” năm 1960 là

Câu 3: Hội nghị lần thứ 15 Ban chấp hành Trung ương Đảng (1 – 1959) đã để lại bài học kinh nghiệm nào cho Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam?

A. Sử dụng bạo lực cách mạng giành chính quyền về tay nhân dân.

B. Sử dụng con đường đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang.

C. Sử dụng con đường đấu tranh chính trị hòa bình.

D. Sử dụng con đường đấu tranh ngoại giao giành chính quyền.

Đáp án: A. Sử dụng bạo lực cách mạng giành chính quyền về tay nhân dân.

Câu 4: Nhận định nào sau đây phản ánh đúng nhất về tác động của phong trào “Đồng Khởi” (1959 – 1960) đối với Mĩ và chính quyền sài Gòn ở miền Nam Việt Nam?

A. Làm phá sản kế hoạch bình định miền Nam của chính quyền Mĩ – Diệm.

B. Phá vỡ một nửa hệ thống chính quyền địch ở các cấp thôn xã trên toàn miền Nam.

C. Giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.

D. Làm thất bại chiến lược thực dân mới của Mĩ và sụp đổ chính quyền Ngô Đình Diệm.

Đáp án: C. Giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.

Câu 5: Từ thắng lợi của phong trào Đồng Khởi (1959 – 1960) để lại cho Đảng bài học kinh nghiệm gì?

A. Kết hợp giữa đấu tranh kinh tế và đấu tranh chính trị.

B. Sử dụng bạo lực cách mạng với đấu tranh ngoại giao.

C. Phải kết hợp giữa đấu tranh chính trị với ngoại giao.

D. Đảng phải kịp thời đề ra chủ trương cách mạng phù hợp.

Đáp án: D. Đảng phải kịp thời đề ra chủ trương cách mạng phù hợp.

Câu 6: Đâu là lực lượng chính trị trực tiếp lãnh đạo cách mạng miền Nam sau phong trào Đồng Khởi (1959-1960)?

A. Đảng Lao động Việt Nam

B. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam

C. Chính phủ lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam

D. Trung ương cục miền Nam

Đáp án: B. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam

Hiểu được nguyên nhân trực tiếp dẫn đến phong trào Đồng Khởi, Hoc365 tin rằng bạn sẽ có thêm kiến thức để hoàn thành các bài trắc nghiệm Lịch sử tốt nhất. Đừng quên cập nhật những nội dung liên quan trong các bài viết tiếp theo bạn nhé!

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Tối ưu giao diện hiển thị, tốc độ tải trang website hoc365.edu.vn trên thiết bị của bạn.