Người cho ra đời bộ luật Hồng Đức là ai? Tìm hiểu luật Hồng Đức

5/5 - (1 bình chọn)

Bộ luật Hồng Đức là thành tựu nổi tiếng và vô cùng quan trọng trong lịch sử lập pháp của Việt Nam so với các triều đại trước đó cũng như nhiều nước trên thế giới thời điểm lúc bấy giờ. Vậy người bộ luật Hồng Đức của ai? Hãy cùng Hoc365 tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết sau đây nhé!

Người cho ra đời bộ luật Hồng Đức là ai

Người cho ra đời bộ luật Hồng Đức là ai?

Bộ luật Hồng Đức hay còn có tên gọi là Quốc triều hình luật. Được biết bộ luật này được biên soạn trải qua rất nhiều đời vua nhà Lê Sơ. Được biết, luật đầu tiên xuất hiện thời vua Lê Thái Tổ, ngoài ra có thêm sự góp sức biên soạn của Nguyễn Trãi, Phan Phu Tiên,…

Nhưng sử sách ghi chép rằng nhân vật có đóng góp to lớn nhất để hoàn chỉnh Bộ luật này chính là vua Lê Thánh Tông, Hồng Đức cũng là niên hiệu của vị vua này. Do đó, bộ luật Hồng Đức được hoàn thiện và cho ra đời bởi vua Lê Thánh Tông.

Lê Thánh Tông (1442 – 1497) là vị Hoàng đế thứ 5 của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam, đây là vị hoàng đế trị vì lâu nhất thời Hậu Lê. Thời kỳ của Lê Thánh Tông đánh dấu sự hưng thịnh của nhà Hậu Lê nói riêng và chế độ phong kiến Việt Nam nói chung.

Trong những năm trị vì, vua Lê Thánh Tông đã để lại rất nhiều chính sách hoàn thiện bộ máy quan chế, kinh tế, hành chính, luật pháp, tôn giáo,… Đưa nước Đại Việt trở thành một cường quốc tại Đông Nam Á.

Người cho ra đời bộ luật Hồng Đức là ai?

Bộ luật Hồng Đức ra đời như thế nào?

Theo Viện Sử học Việt Nam, Quốc triều hình luật được khởi thảo từ thời vua Lê Thái Tổ. Đến năm 1483, vua Lê Thánh Tông sai các đình thần sửa đổi và biên soạn lại các điều luật cũ, làm thành bộ luật Hồng Đức.

Luật Hồng Đức gồm 6 quyển, 722 điều và được sử dụng suốt từ thời vua Thánh Tông đến hết thế kỷ XVIII. Trong quá trình biên soạn bộ luật, triều đình có tham khảo các bộ luật nhà Minh, nhà Đường ở Trung Quốc.

Tuy vậy, bộ luật Hồng Đức có chứa nhiều sáng tạo đáng kể khiến nó trở nên phù hợp hơn với đặc điểm xã hội và tôn giáo của Đại Việt.

Trong số 722 điều của Quốc triều hình luật, có đến 342 điều không tương ứng với các điều luật Trung Quốc. Trong số các điều luật còn lại, có 200 điều chịu ảnh hưởng của luật nhà Đường, có 14 điều mô phỏng trực tiếp từ luật nhà Minh.

Với bộ luật Hồng Đức, Đại Việt đã hình thành một nhà nước pháp quyền sơ khởi và thuộc loại sớm trên thế giới.

Bộ luật Hồng Đức ra đời như thế nào?

Nội dung cơ bản của bộ luật Hồng Đức

Bộ luật Hồng Đức có những nội dung cơ bản sau:

  • Giữ cho đất nước luôn thế chủ động, đối phó kịp thời với sự xâm lăng của giặc ngoại xâm.
  • Giữ nghiêm kỷ cương, phép nước.
  • Tập trung phát triển nông nghiệp, coi nông nghiệp là nền tảng của sự ổn định kinh tế xã hội.
  • Mở rộng thủ công nghiệp, mở rộng thương nghiệp, hạn chế ngoại thương.
  • Bảo vệ quyền sở hữu tài sản của nhân dân, chống tham nhũng, lạm quyền và ức hiếp dân chúng.
  • Khuyến khích nhân dân nuôi dưỡng thuẫn phong mỹ tục và tập trung phát triển kinh tế.
  • Bảo vệ quyền lợi phụ nữ, có quyền ly hôn, thừa kế tương đương với con trai, kết hôn không phải qua sự cho phép của cha mẹ.
  • Bảo vệ quyền lợi của vua và quan lại, giai cấp thống trị địa chỉ phong kiến.

Xem chi tiết nội dung chính của bộ luật Hồng Đức có sẵn trên website của Hoc365.

Nội dung cơ bản của bộ luật Hồng Đức

Nhận xét bộ luật Hồng Đức của vua Lê Thánh Tông

Quốc triều hinh luật của vua Lê Thánh Tông được coi là bộ luật tổng hợp nhiều quy định pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: hình sự, luật dân sự, luật tố tụng, hành chính, luật hôn nhân – gia đình,…

So với luật pháp các thời kỳ trước, luật Hồng Đức chứa đựng nhiều cải cách và sáng tạo khiến nó trở nên gần gũi hơn với đặc điểm xã hội và tôn giáo Đại Việt thời bấy giờ.

Bên cạnh đó, việc dùng luật dưới thời Lê Thánh Tông có phần khắc nghiệt hơn so với các triều trước, rất nhiều người bị hành quyết. Vua Lê Thánh Tông còn đặt ra hình phạt cứng rắn đối với người không tuân theo quy chế để tang cha mẹ và chồng.

Tuy vậy, Bộ luật Hồng Đức vẫn thể hiện rõ bản chất giai cấp của nó, Nhằm bảo vệ vương quyền, địa vị và quyền lợi của giai cấp phong kiến. Những vẫn không thể phủ nhận được những đặc sắc và tiến bộ của nó. Xem chi tiết bài viết về Luật pháp thời Lê sơ có điểm gì tiến bộ để hiểu rõ hơn nhé!

Nhận xét bộ luật Hồng Đức của vua Lê Thánh Tông

Hoc365 vừa gửi đến bạn thông tin chi tiết về vấn đề lịch sử người cho ra đời bộ luật Hồng Đức là ai. Nếu thông tin này hữu ích đối với bạn thì đừng quên share bài viết đến bạn bè nhé! Theo dõi chúng tôi để cập nhật nhiều kiến thức lịch sử hay hơn nữa.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Tối ưu giao diện hiển thị, tốc độ tải trang website hoc365.edu.vn trên thiết bị của bạn.