Nét độc đáo về tôn giáo tín ngưỡng thể hiện văn hóa truyền thống của các quốc gia Đông Nam Á là gì?

5/5 - (1 bình chọn)

Trong chương trình Lịch sử lớp 10 có đề cập đến bài tập nét độc đáo về tôn giáo tín ngưỡng thể hiện văn hóa truyền thống của các quốc gia Đông Nam Á là gì. Cùng Hoc365 tìm hiểu lời giải chuẩn xác nhất qua bài viết dưới đây nhé.

nét độc đáo về tôn giáo tín ngưỡng thể hiện văn hóa truyền thống của các quốc gia Đông Nam Á là gì

Bài tập trắc nghiệm

Nét độc đáo về tôn giáo tín ngưỡng thể hiện văn hóa truyền thống của các quốc gia Đông Nam Á là gì?

A. Sự bảo tồn và truyền bá đến ngày nay của các tín ngưỡng bản địa đặc sắc.
B. Sự đa dạng và phát triển tương đối hòa hợp của các tôn giáo.
C. Phản ánh đời sống vật chất, tinh thần phong phú của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước.
D. Sự giao thoa mạnh mẽ với các nền văn hóa ngoài khu vực.

Đáp án: A. Sự bảo tồn và truyền bá đến ngày nay của các tín ngưỡng bản địa đặc sắc.

Giải thích: Nét độc đáo về tôn giáo tín ngưỡng thể hiện văn hóa truyền thống của các quốc gia Đông Nam Á là sự bảo tồn và truyền bá đến ngày nay của các tín ngưỡng bản địa đặc sắc. Điều này cho thấy các tín ngưỡng đã dần thấm sâu vào trong đời sống tâm linh của mỗi người dân.

nét độc đáo về tôn giáo tín ngưỡng thể hiện văn hóa truyền thống của các quốc gia Đông Nam Á là gì

Đông Nam Á có những hình thức tín ngưỡng, tôn giáo nào?

Tín ngưỡng

  • Thờ cúng tổ tiên.
  • Thờ các thần như thần Núi, thần Sông, thần Lửa, thần Đất.
  • Tín ngưỡng phồn thực với những nghi thức cầu mong được mùa, cầu mong các giống loài sinh sôi nảy nở,…

Tôn giáo

  • Từ những thế kỷ đầu Công Nguyên, những tôn giáo lớn từ Ấn Độ và Trung Quốc đã bắt đầu du nhập và phát huy ảnh hưởng tới đời sống văn hóa tinh thần của các dân tộc Đông Nam Á.
  • Hindu giáo và Phật giáo đã được truyền vào Đông Nam Á ngay từ những đầu thế kỷ đầu Công Nguyên. Trong đó, Phật giáo giữ vai trò quan trọng đối với đời sống, chính trị và văn hóa xã hội của cư dân.
  • Bước sang khoảng thế kỷ thứ XII – XIII, Hồi giáo được du nhập vào Đông Nam Á. Khu vực đầu tiên là các nước vùng hải đảo.
  • Khi thực dân phương Tây bắt đầu xuất hiện ở Đông Nam Á, đạo Kitô cũng dần xuất hiện trên khu vực.

Đông Nam Á có những hình thức tín ngưỡng, tôn giáo nào

Bài tập trắc nghiệm có liên quan

Câu 1: Giai đoạn hình thành và bước đầu phát triển của văn minh Đông Nam Á tồn tại trong khoảng thời gian nào?

A. Từ thiên niên kỷ II TCN đến những thế kỷ đầu Công nguyên.
B. Từ những thế kỷ trước và đầu Công nguyên đến thế kỷ VII.
C. Từ thế kỷ VII đến thế kỷ XV.
D. Từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX.

Đáp án: B. Từ những thế kỷ trước và đầu Công nguyên đến thế kỷ VII.

Câu 2: Loại chữ viết nào sau đây được sáng tạo trên cơ sở chữ Hán?

A. Chữ Chăm cổ.
B. Chữ Khơ-me cổ.
C. Chữ Miến cổ.
D. Chữ Nôm.

Đáp án: D. Chữ Nôm.

Câu 3: Tín ngưỡng nào sau đây không phải là tín ngưỡng bản địa của người Đông Nam Á?

A. Tín ngưỡng thờ Phật.
B. Tín ngưỡng phồn thực.
C. Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên.
D. Tín ngưỡng thờ cúng người đã mất.

Đáp án: A. Tín ngưỡng thờ Phật.

Câu 4: Từ cuối thế kỷ XVIII, yếu tố nào sau đây đã dẫn tới sự suy sụp của các vương quốc trong khu vực Đông Nam Á?

A. Sự xâm chiếm và cai trị của người Mãn.
B. Quá trình giao lưu văn hóa với phương Tây.
C. Sự giao lưu kinh tế giữa các nước trong khu vực.
D. Sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây.

Đáp án: D. Sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây.

Câu 5: Tiểu chủng Đông Nam Á gồm hai nhóm chính, đó là

A. Hán và Mông Cổ.
B. Miến và Khơ-me.
C. Mông – Dao và Nam Á.
D. In-đô-nê-diên và Nam Á.

Đáp án: D. In-đô-nê-diên và Nam Á.

Trắc nghiệm Lịch sử lớp 10

Trên đây là lời giải chuẩn xác nhất cho bài tập nét độc đáo về tôn giáo tín ngưỡng thể hiện văn hóa truyền thống của các quốc gia Đông Nam Á là gì. Hy vọng quý bạn đọc sẽ cảm thấy hữu ích và không quên ghé thăm Hoc365 mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích khác.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Tối ưu giao diện hiển thị, tốc độ tải trang website hoc365.edu.vn trên thiết bị của bạn.