Mục tiêu đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc ở Đông Nam Á là gì?

5/5 - (4 bình chọn)

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc nổ ra ở một số nước Đông Nam Á. Vậy mục tiêu đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc ở Đông Nam Á là gì? Cùng Hoc365 tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé.

Câu hỏi trắc nghiệm

Mục tiêu đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc ở Đông Nam Á là gì?

A. Đòi quyền tự do kinh doanh, tự chủ về chính trị, đòi dùng tiếng mẹ đẻ trong nhà trường
B. Đòi quyền tự do, dân sinh dân chủ
C. Đánh đuổi đế quốc, đánh đổ phong kiến
D. Đánh đổ phong kiến, đánh đuổi đế quốc

Đáp án: A. Đòi quyền tự do kinh doanh, tự chủ về chính trị, đòi dùng tiếng mẹ đẻ trong nhà trường

Mục tiêu đấu tranh chính của giai cấp tư sản dân tộc ở Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất là đòi quyền tự do kinh doanh, tự chủ về chính trị và đòi dùng tiếng mẹ đẻ trong nhà trường.

Mục tiêu đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc ở Đông Nam Á là gì?

Trả lời chi tiết: Mục tiêu đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc ở Đông Nam Á là gì?

Trước chiến tranh thế giới thứ nhất, hầu hết các nước Đông Nam Á là thuộc địa của đế quốc thực dân. Khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước thực dân bắt đầu khai thác và bóc lột thuộc địa.

Năm 1917, cách mạng tháng Mười Nga thành công đã ảnh hưởng không nhỏ đến phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á. Những năm 20 của thế kỉ XX, nhiều đảng cộng sản xuất hiện và lãnh đạo giai cấp công nhân cũng như nhân dân lao động đấu tranh.

Trước những tác động đó, cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của giai cấp tư sản ở các nước Đông Á liên tục nổ ra với mục tiêu đòi quyền tự do kinh doanh, tự chủ về chính trị và đòi dùng tiếng mẹ đẻ trong giáo dục ở nhà trường.

Mục tiêu đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc ở Đông Nam Á là gì?

Thông tin thêm: Phong trào đấu tranh giành độc lập ở các nước Đông Nam Á

Để hiểu hơn về cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc ở một số nước Đông Nam Á, mời độc giả tham khảo nội dung dưới đây.

Diễn biến phong trào

Ở Đông Dương: Nhân dân Việt Nam, Lào, Campuchia đấu tranh mạnh mẽ, cuộc đấu tranh diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú và có sự tham gia của nhiều tầng lớp.

  • Lào: Nổi tiếng với cuộc đấu tranh của Ong Kẹo và Com-ma-dam kéo dài hơn 30 năm (1901 – 1936).
  • Việt Nam: phong trào chống Pháp nổ ra mạnh mẽ, đặc biệt là sau khi Đảng cộng sản thành lập (3/2/1930).
  • Campuchia: Phong trào yêu nước theo xu hướng dân chủ tư sản phát triển mạnh mẽ, tiêu biểu là cuộc đấu tranh của nhà sư A-cha Hem-chiêu.

Ở khu vực Đông Nam Á hải đảo diễn ra phong trào yêu nước chống thực dân, thu hút hàng triệu người tham gia. Nổi bật nhất là phong trào ở In-đô-nê-xi-a, chống chế độ thực dân Hà Lan.

Phong trào đấu tranh giành độc lập ở các nước Đông Nam Á

Ý nghĩa phong trào

Tuy không giành được độc lập trong phong trào này nhưng cuộc đấu tranh ở một số nước Đông Nam Á đã để nhiều ý nghĩa to lớn:

  • Cổ vũ phong trào độc lập dân tộc trên thế giới.
  • Thúc đẩy quá trình chiến đấu giành độc lập ở các nước Đông Nam Á phát triển mạnh mẽ, tạo điều kiện cho các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc về sau.
  • Hướng các cuộc đấu tranh đến mục đích bảo vệ hòa bình thế giới.

Phong trào đấu tranh giành độc lập ở các nước Đông Nam Á

Các câu hỏi thường gặp khác

Nét nổi bật về tình hình xã hội của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?

Xã hội ngày càng phân hóa sâu sắc

Sự kiện lịch sử thế giới nào đã tác động mạnh mẽ đến phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917

Trên đây câu trả lời chi tiết cho câu hỏi mục tiêu đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc ở Đông Nam Á là gì. Hy vọng kiến thực trên sẽ hữu ích với độc giả. Đừng quên theo dõi Hoc365 và chia sẻ với bạn bè để cùng học tốt Lịch sử nhé.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Tối ưu giao diện hiển thị, tốc độ tải trang website hoc365.edu.vn trên thiết bị của bạn.