Luật Hồng Đức ra đời trong thời kỳ nào nước ta?

5/5 - (1 bình chọn)

Luật Hồng Đức được xem là thành tựu quan trọng trong lịch sử lập pháp Việt Nam so với các thời đại trước. Bộ luật này tuy xuất hiện từ thời phong kiến những không thể phủ nhận các điểm đặc sắc và tiến bộ của nó. Vậy luật Hồng Đức ra đời trong thời kỳ nào nước ta? Hãy cùng Hoc365 tìm hiểu ngay nhé!

Luật Hồng Đức ra đời trong thời kỳ nào nước ta?

Câu hỏi trắc nghiệm

Luật Hồng Đức ra đời trong thời kỳ nào nước ta?

A. Thời Lý – Trần
B. Thời Nhà Hồ
C. Thời Tiền Lê
D. Thời Lê sơ

Đáp án: D. Thời Lê sơ

Giải đáp nhanh: Bộ luật Hồng Đức được ban hành chính thức dưới thời vua Lê Thánh Tông. Tổng hợp nhiều quy phạm pháp luật thuộc nhiều ngành luật khác nhau, trong đó có: Luật dân sự, luật hình sự, luật hôn nhân gia đình, luật tố tụng,…

Giải đáp chi tiết: Luật Hồng Đức ra đời trong thời kỳ nào?

Dưới thời Lê Sơ, bộ luật Hồng Đức ra đời chính thức ở triều đại vua Lê Thánh Tông. Hồng Đức là tên gọi thông dụng của bộ quốc triều hình luật. Đây được xem là bộ luật tổng hợp nhiều các quy phạm pháp luật như dân sự, tố tụng, hành chính, luật hôn nhân gia đình,…

Bộ luật Hồng Đức được xem là thành tựu quan trọng trong lịch sử lập pháp Việt Nam. Tuy nhiên các tài liệu ghi chép không tìm thấy được thông tin tác giả niên đại, không có lời tựa.  Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng bộ luật này được biên soạn từ thời vua Lê Thái Tổ và không ngừng hoàn chỉnh và có sự đóng góp to lớn của vua Lê Thánh Tông.

Giải đáp chi tiết: Luật Hồng Đức ra đời trong thời kỳ nào?

Lịch sử ra đời bộ luật Hồng Đức

Theo một số học giả người Pháp, khi khảo dịch và nghiên cứu cho rằng bộ luật này có tên là Lê triều hình luật, được in năm 1777 mà Phan Huy Chú đã ghi lại sau khi học nghiên cứu thiên Hình luật chí trong cuốn sách này của ông cũng như bản chép tay của Quốc triều hình luật.

Theo Vũ Văn Mẫu, Quốc triều hình luật được ban bố lần đầu tiên thời Lê Thánh Tông (1470 – 1497), ông đánh giá rất cao bộ luật này và gọi là luật Hồng Đức.

Lịch sử ra đời bộ luật Hồng Đức

Theo Viện sử học Việt Nam, Quốc Triều hình luật được khởi thảo từ thời Lê Thái Tổ, sau đo tiếp tục được bổ sung dưới các thời vua Lê Thái Tông và Lê Nhân Tông. Tới thời vua Lê Thánh Tông thì bộ luật được hoàn chỉnh nhất.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư ghi chép là năm Thái Hòa thứ 7, vua Lê Nhân Tông đã bổ sung 14 điều vào bộ luật chương điền sản, Ngoài ra, qua các sử sách khác, các bổ sung và soạn thảo, bổ sung và hiệu đính qua nhiều đời vua triều Lê.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về nội dung chính bộ luật Hồng Đức, điểm tiến bộ của luật pháp thời Lê sơ và mục đích ra đời của bộ luật Hồng Đức đã có trên website của chúng tôi nhé!

Câu hỏi thường gặp

Bộ luật hồng đức ra đời năm nào?

Bộ luật này được phát hành lần đầu tiên trong khoảng những năm 1470 . 1497 dưới thời vua Lê Thánh Tông, niên hiệu Hồng Đức.

Bộ luật Hồng Đức có bao nhiều điều?

Bộ luật Hồng Đức có 13 chương gồm 722 điều.

Hoc365 vừa giải đáp câu hỏi lịch sử luật Hồng Đức ra đời trong thời kỳ nào nước ta. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích giúp cho bạn có thêm thật nhiều kiến thức. Đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật nhiều bài viết hay hơn nữa nhé!

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Tối ưu giao diện hiển thị, tốc độ tải trang website hoc365.edu.vn trên thiết bị của bạn.