Liên Xô đã có thái độ như thế nào với các nước phát xít?

Rate this post

Liên Xô đã có thái độ như thế nào với các nước phát xít trong cuộc chiến tranh thế giới thứ 2? Câu trả lời sẽ được Hoc365 giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Liên Xô đã có thái độ như thế nào với các nước phát xít?

A. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm và ngay lập tức tuyên chiến với phát xít Đức

B. Lo sợ chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nên nhân nhượng với các nước phát xít

C. Coi chủ nghĩa phát xít là đối tác trong cuộc chiến chống các nước đế quốc Anh, Pháp, Mỹ

D. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nên chủ trương liên kết với các nước Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh

Đáp án đúng: D

Liên Xô đã có thái độ như thế nào với các nước phát xít?

Giải thích chi tiết: Thái độ của Liên Xô đối với chủ nghĩa phát xít như thế nào?

Trong bối cảnh khối Trục phát-xít đang tăng cường chiến tranh xâm lược và gây ra cuộc chiến tranh xâm lược ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới, Liên Xô coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất nên đã chủ trương liên kết với các quốc gia tư bản Anh – Pháp để chống lại phát xít và nguy cơ chiến tranh.

Giải thích chi tiết: Thái độ của Liên Xô đối với chủ nghĩa phát xít như thế nào?

Những kiến thức liên quan

Ký kết hiệp ước Xô – Đức, bảo vệ quyền lợi Liên Xô trong thế bị cô lập (1939)

Hiệp ước Xô – Đức còn được biết đến là Hiệp ước Molotov – Ribbentrop hay Hiệp ước Hitler – Stalin. Tên chính thức là Hiệp ước không xâm lược lẫn nhau giữa Đức và Liên Xô được ký kết vào ngày 23/08/1939 giữa Ngoại trưởng Vyacheslav Mikhailovich Molotov – đại diện Liên Xô và Ngoại trưởng Joachim von Ribbentrop – đại diện Đức quốc xã.

Nghị định thư bí mật kèm theo Hiệp ước quy định các nước Latvia, Estonia, Phần Lan, Romania thuộc vùng ảnh hưởng của Liên Xô. Bên cạnh đó, Đức còn chấp thuận việc Liên Xô thu hồi lại Tây Byelorussia và Tây Ukraine.

Các bên thỏa thuận kiềm chế không tấn công lẫn nhau và giữ thái độ trung lập trong trường hợp một trong hai bên trở thành mục tiêu của những hành động quân sự của bất kỳ bên thứ 3 nào. Các thành viên Hiệp định cũng thỏa thuận không tham gia vào các nhóm thế lực trực tiếp hoặc gián tiếp để chống lại bên kia. Trong tương lai, 2 bên cam kết cung cấp, trao đổi lẫn nhau thông tin đối với những vấn đề gây ảnh hưởng đến lợi ích của hai bên.

Ký kết hiệp ước Xô – Đức, bảo vệ quyền lợi Liên Xô trong thế bị cô lập (1939)

Kèm theo hiệp định là nghị định thư bí mật được ký bổ sung. Trong đó, quy định Đông Âu là phần lãnh thổ nằm trong phạm vi quyền lợi của Liên Xô và Đức trong trường hợp có sự sắp xếp lại về chính trị đối với lãnh thổ của các quốc gia này.

Nghị định cho phép thành lập quyền thân Liên Xô tại Latvia, Estonia và Đông Ba Lan. Phần Lan và Bessarabia đều nằm trong phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô. Ngày 01/09/1939, Đức chiếm Ba Lan. Ngày 17/09, quân đội Liên Xô tiến vào miền Đông Ba Lan theo lệnh của Stalin. Việc phân chia lãnh thổ của Ba Lan giữa Đức và Liên Xô được hình thành.

Ngày 28/09/1939, Đức và Liên Xô ký hiệp ước hữu nghị về biên giới. Sau đó, Liên Xô sáp nhập các nước Baltic, Bessarabia, Bắc Bukovina và một phần Phần Lan vào lãnh thổ của mình.

Mặt trận Xô – Đức, giải phóng Liên Xô (1941 – 1944)

Ngày 22/06/1941, Đức tấn công Liên Xô với chiến lược Chiến tranh chớp nhoáng. Thời gian đầu, nhờ vào lợi thế về vũ khí và kinh nghiệm tác chiến nên quân Đức đã tiến sâu vào lãnh thổ Liên Xô.

Tháng 12/1941, Hồng quân Liên Xô phản công, đẩy lùi phát xít Đức ra khỏi cửa ngõ của Matxcova.

Cuối năm 1942, Đức quốc xã tấn công  Xta-lin-grát (tháng 11/1942 đến tháng 02/1943), Hồng quân Liên Xô đã tấn công tiêu diệt và bắt sống toàn bộ đội quân tinh nhuệ của Đức gồm 33 vạn quân do thống chế Pao-lút chỉ huy. Cũng kể từ đây, Liên Xô và Đồng Minh chuyển sang thế tấn công.

Cuối tháng 08/1943, Hồng quân Liên Xô đã bẻ gãy cuộc phản công của quân đội Đức tại vòng cung Cuốc-xcơ. Tháng 06/1944, phần lớn lãnh thổ Liên Xô được giải phóng.

Mặt trận Xô - Đức, giải phóng Liên Xô (1941 - 1944)

Vai trò của Liên Xô trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít trong chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)

Liên Xô đóng vai trò là lực lượng đi đầu và là lực lượng chủ chốt cùng với lực lượng Đồng Minh và nhân loại tiêu diệt chủ nghĩa phát xít trên toàn thế giới. Thắng lợi của chiến dịch công phá Béc-lin buộc phát xít Đức ký văn kiện đầu hàng không điều kiện.

Vai trò của Liên Xô trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít trong chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)

Trên đây là nội dung trả lời cho câu hỏi thái độ của Liên Xô đối với chủ nghĩa phát xít như thế nào và những kiến thức liên quan đến chiến tranh Xô – Đức trong chiến tranh thế giới thứ 2. Mong rằng thông qua bài viết, các bạn đã nắm rõ được những kiến thức này. Nếu vẫn còn thắc mắc, hãy để lại comment ở phần bình luận bên dưới bài viết của Hoc365 nhé!

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Tối ưu giao diện hiển thị, tốc độ tải trang website hoc365.edu.vn trên thiết bị của bạn.