Lập bảng so sánh về cơ sở hình thành của nền văn minh Chăm Pa với nền văn minh Phù Nam

5/5 - (1 bình chọn)

Chăm-Pa, Phù Nam là hai nền văn minh cổ đại với nhiều dấu ấn đặc sắc của văn hóa nước ta và hiện đã được đưa vào giảng dạy tại chương trình Lịch sử lớp 10. Trong bài viết này, Hoc365 mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu gợi ý lời giải cho bài tập lập bảng so sánh về cơ sở hình thành của nền văn minh Chăm Pa với nền văn minh Phù Nam.

Lập bảng so sánh về cơ sở hình thành của nền văn minh Chăm Pa với nền văn minh Phù Nam

Lập bảng so sánh về cơ sở hình thành của nền văn minh Chăm Pa với nền văn minh Phù Nam

Điểm giống nhau
  • Sớm có những điều kiện thuận lợi để tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau, đặc biệt là nền văn hóa Ấn Độ.
  • Tại đây có một bộ phận dân cư là người bản địa, bên cạnh đó có một nhóm đến từ bên ngoài.
  • Có những điều kiện thuận lợi nhất định để phát triển kinh tế, đời sống xã hội.
Điểm khác nhau Văn minh Chăm Pa Văn minh Phù Nam
  • Vị trí hình thành
Hình thành tại vùng duyên hải và một phần của bộ phận cao nguyên miền Trung Việt Nam. Hình thành tại lưu vực châu thổ của sông Cửu Long.
  • Điều kiện tự nhiên
Địa hình được đan xen bởi khu vực cao nguyên và đồng bằng nhỏ hẹp. Địa hình thấp, đường bờ biển dài và có nguồn nước dồi dào.
  • Yếu tố thuận lợi
Những cánh đồng ven bờ sông Thu Bồn màu mỡ tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình định cư và canh tác nông nghiệp. Nguồn nước dồi dào mang lại điều kiện thuận lợi cho việc canh tác ngành nông nghiệp trồng lúa nước.
  • Điều kiện dân cư
Chủ yếu là cư dân bản địa sinh sống lâu đời và nói tiếng Mông Cổ và Mã Lai – Đa Thảo. Nhóm người cộng cư với nhau và hình thành nên nền văn minh Chăm-pa. Bộ phận người Mông cổ kết hợp với một nhóm người đến từ bên ngoài. Họ cùng thiết lập nên một quốc gia mới và làm chủ nhà nước Phù Nam.

Lập bảng so sánh về cơ sở hình thành của nền văn minh Chăm Pa với nền văn minh Phù Nam

Bài tập trắc nghiệm có liên quan

Câu 1: Nền văn minh Chăm-Pa được hình thành ở khu vực nào của Việt Nam hiện nay?

A. Vùng duyên hải và một phần cao nguyên miền Trung.
B. Các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
C. Toàn bộ các tỉnh vùng duyên hải miền Trung
D. Vùng ven biển Nam Trung Bộ và các tỉnh Nam Bộ.

Đáp án: A. Vùng duyên hải và một phần cao nguyên miền Trung.

Câu 2: Điều kiện tự nhiên nào sau đây không phải là cơ sở hình thành của nền văn minh Chăm-Pa?

A. Phù sa sông Thu Bồn tạo nên những cánh đồng phì nhiêu, màu mỡ.
B. Khí hậu ôn đới mát mẻ quanh năm, thuận lợi cho trồng cây công nghiệp.
C. Địa hình đan xen khu vực cao nguyên với đồng bằng nhỏ hẹp.
D. Bờ biển dài tạo điều kiện để giao lưu, tiếp xúc với các nền văn minh bên ngoài.

Đáp án: B. Khí hậu ôn đới mát mẻ quanh năm, thuận lợi cho trồng cây công nghiệp.

Câu 3: Cơ sở dân cư của nền văn minh Chăm-Pa là gì?

A. những người nói tiếng Thái và tiếng Môn – Khơ-me.
B. sự hoà hợp giữa người Lạc Việt và người Âu Việt.
C. những người nói tiếng Môn cổ và một bộ phận cư dân nói tiếng Mã Lai – Đa Đảo.
D. cư dân nói tiếng Mã Lai-Đa Đảo với cư dân đến từ bên ngoài.

Đáp án: C. những người nói tiếng Môn cổ và một bộ phận cư dân nói tiếng Mã Lai – Đa Đảo.

Câu 4: Thành tựu tiêu biểu về thủ công nghiệp của dân cư Chăm-Pa là kỹ thuật gì?

A. Là đồ gốm và xây dựng đền tháp.
B. Đúc đồng và kỹ thuật in.
C. Rèn sắt và làm thuốc súng.
D. Vùng ven biển Nam Trung Bộ.

Đáp án: A. Là đồ gốm và xây dựng đền tháp.

Câu 5: Văn mình Chăm-Pa và văn minh Phù Nam đều chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của nền văn minh nào?

A. Trung Hoa
B. Ấn Độ
C. Ai Cập
D. Hy Lạp

Đáp án: B. Ấn Độ

Bài tập trắc nghiệm Lịch sử

Hy vọng với những gợi ý bên trên của Hoc365, quý bạn đọc sẽ dễ dàng hoàn thành được bài tập lập bảng so sánh về cơ sở hình thành của nền văn minh Chăm Pa với nền văn minh Phù Nam. Nếu có bất kỳ khó khăn hay thắc mắc nào khác, đừng quên để lại ý kiến tại phần bình luận để được giải đáp trong thời gian sớm nhất nhé.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Tối ưu giao diện hiển thị, tốc độ tải trang website hoc365.edu.vn trên thiết bị của bạn.