Hiệp ước Nhâm Tuất có tác động như thế nào đến quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp?

Rate this post

Hòa ước Nhâm Tuất năm 1862 là văn kiện được ký kết giữa triều đình Huế với Pháp, Tây Ban Nha vào ngày 05/06/1862. Vậy, Hiệp ước Nhâm Tuất có tác động như thế nào đến quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp? Dưới đây là câu trả lời và lời giải chi tiết. Cùng Hoc365 tìm hiểu ngay nhé!

Hiệp ước Nhâm Tuất có tác động như thế nào đến quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp?

A. Tạo cho quân Pháp một chỗ đứng để mở rộng đánh chiếm Việt Nam
B. Gây thêm cho Pháp nhiều khó khăn khi vấp phải sự phản đối của nhân dân Việt Nam
C. Củng cố thêm niềm tin cho thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam
D. Thỏa mãn những nhu cầu về kinh tế của thực dân Pháp để chúng rút quân

Đáp án đúng: A. 

Hiệp ước Nhâm Tuất có tác động như thế nào đến quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp?

Giải thích: Hiệp ước Nhâm Tuất có tác động như thế nào đến quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp?

Với Hiệp ước Nhâm Tuất năm 1862, triều đình Huế đã nhường hẳn ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ là Biên Hòa, Định Tường, Gia Định và đảo Côn Lôn cho thực dân Pháp. Việc này đã tạo cho Pháp một chỗ đứng vững chắc để mở rộng quá trình từng bước chinh phục từng gói nhỏ của Việt Nam.

Tìm hiểu thêm: Hiệp ước Nhâm Tuất

Hòa ước Nhâm Tuất 1862

Hòa ước Nhâm Tuất được biết đến là văn kiện được ký kết giữa triều đình Huế với thực dân Pháp và Tây Ban Nha và ngày 05/06/1962. Hiệp ước còn có tên gọi là ‘Hòa ước hòa bình và hữu nghị’, gọi tắt theo lịch âm là ‘Hòa ước Nhâm Tuất’, được ký kết ở Sài Gòn dưới đời của vua Tự Đức năm thứ 15.

Sau khi Pháp đánh chiếm được Đinh Tường (14/08/1864) và Vĩnh Long (22/03/1862), Bonard – thiếu tướng hải quân, Tổng chỉ huy của liên quân Pháp – Tây Ban Nha đã phái trung tá hải quân Ximông đưa thuyền chiến vào cửa biển Thuận An hoạt động gây sức ép để triều đình Huế giải hòa.

Sau một vài buổi thương lượng với đại gian Huế, Ximông trở về Sài Gòn báo cáo. Không lâu sau, Ximông trở lại Thuận An đem theo tối hậu thư để buộc triều đình Huế phái sứ thần có đủ thẩm quyền vào Sài Gòn bàn lập hiệp ước. Phái đoàn triều đình Huế là Thượng thư Phan Thanh Giản – chánh sứ và Lâm Duy Hiệp – phó sứ. Đoàn của Pháp – Tây Ban Nha do Bonard dẫn đầu.

Hòa ước Nhâm Tuất 1862

Hòa ước Nhâm Tuất bao gồm 12 điều khoản, nội dung chủ yếu là chia 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ là Gia Định, Định Tường, Biên Hòa và đảo Côn Lôn thuộc chủ quyền của thực dân Pháp. Thương thuyền và chiến thuyền của Pháp có quyền được tự do vận chuyển trên sông Cửu Long và những chi nhánh của con sông này, triều đình nhà Nguyễn không được cắt đất giải hòa với bất kỳ nước nào nếu chưa có sự đồng ý của Pháp. Bên cạnh đó, triều đình Huế cũng buộc phải chấp nhận việc mở 3 cửa biển Đà Nẵng, Quảng Văn, Ba Lạt cho thương nhân Pháp, Tây Ban Nha tự do buôn bán.

Hòa ước Nhâm Tuất 1862

Ngoài ra, thực dân Pháp và Tây Ban Nha buộc triều đình Huế phải bồi thường chiến phí. Tổng số tiền bồi thường là 4 triệu đô-la, trả hết trong vòng 10 năm. Việt Nam không dùng đô-la nên quy đổi thành 0.72 lạng bạc, trả trong vòng 4 năm. Theo đó, mỗi năm triều đình Huế phải trả 288.000 lạng bạc cho Pháp (Điều 8). Theo yêu cầu, triều đình Huế phải nhận trách nhiệm truy lùng và bắt giữ, giao cho Pháp tất cả những ai có hành động chống Pháp mà ẩn náu trong vùng triều đình Huế cai quản (Điều 9).

Thực dân Pháp đưa ra điều kiện sẽ trả lại tỉnh Vĩnh Long cho Huế khi chấm dứt được những cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở các tỉnh Gia Định, Định Tường và phải kêu gọi tất cả các thủ lĩnh quân trở về, tuyệt đối không được thấy bóng dáng ai ở hai tỉnh đó nữa.

Hậu quả của Hòa ước Nhâm Tuất (1862)

Hợp đồng được ký kết đã để lại hậu quả nghiêm trọng. Hậu quả chính gồm:

  • Triều đình chính thức đầu hàng thực dân Pháp
  • Triều đình nhà Nguyễn từ bỏ trách nhiệm tổ chức và lãnh đạo kháng chiến chống Pháp, đồng thời họ cũng thể hiện ý thức vì lợi ích riêng của triều đình nên đã phản bội một phần lợi ích dân tộc.
  • Làm mất 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ về tay thực dân Pháp.

Hậu quả của Hòa ước Nhâm Tuất (1862)

Ý nghĩa Hòa ước Nhâm Tuất

Đối với triều đình nhà Nguyễn

  • Thể hiện rõ sự nhu nhược, tâm lý sợ giặc, chỉ lo cho an nguy của gia tộc. Khi ký kết Hòa ước Nhâm Tuất, bước đầu đã giúp cho triều đình giữ được an nguy.

Đối với nhân dân

  • Sau khi hiệp ước được ký kết thì xem như ngọn cờ chống Pháp xâm lược đã chuyển hẳn sang tay nhân dân
  • Dâng cao được ngọn cờ chiến đầu của nhân dân, tạo thành nội dung chủ yếu của lịch sử Việt Nam nữa sau thế kỷ 19.

Có thể nhận thấy, việc ký kết hiệp ước không làm thay đổi tình hình của nước ta mà ngược lại nhân dân ta phải chịu nhiều thiệt thòi, kẻ thù nham hiểm và đô hộ nước ta, triều đình thì đầu hàng, cam tâm làm tay sai cho Pháp.

Hy vọng thông qua những nội dung trên đây, bạn đã có thể trả lời được câu hỏi ‘Hiệp ước Nhâm Tuất có tác động như thế nào đến quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp?’. Nếu thấy thông tin hữu ích, đừng quên ghé thăm Hoc365 thường xuyên để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích khác nhé!

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Tối ưu giao diện hiển thị, tốc độ tải trang website hoc365.edu.vn trên thiết bị của bạn.