Các vị vua thời Lê sơ có thể bạn chưa biết

Rate this post

Nhà Hậu Lê được chia làm 2 giai đoạn là nhà Lê sơ (1428 – 1527) và nhà Lê Trung Hưng (1533 – 1789). Trong giai đoạn đầy biến loạn của thời Lê sơ, từ khi triều chính khủng hoảng đến khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê và lập ra nhà Mạc thì đã có nhiều hoàng tộc nhà Lê được lập làm vua. Vậy các vị vua thời Lê sơ gồm những ai? Cùng Hoc365 tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé.

Thời Lê sơ có bao nhiêu vị vua?

Triều Hậu Lê có tổng cộng 26 vị vua, trong đó nhà Lê sơ có 10 vị (có những tài liệu ghi chép là 11). 10 vị vua thời Lê sơ thuộc 6 thế hệ bao gồm: Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông, Lê Túc Tông, Lê Uy Mục, Lê Tương Dực, Lê Chiêu Tông và Lê Cung Hoàng.

các vị vua thời Lê sơ

Theo một số tài liệu khác, nhà Lê sơ có đời vua thứ 11 đó là Lê Nghi Dân, lên ngôi sau khi lật đổ Lê Nhân Tông. Tuy nhiên, ông sớm bị các đại thần lật đổ vì bị cho rằng không có tài cán và còn có tội phản nghịch. Do đó, sử sách thường không coi Lê Nghi Dân là quân chủ chính thống nhà Lê sơ.

Đất nước dưới sự cai quản của 10 vị vua thời Lê sơ

Nhà Lê sơ được thành lập dựa trên cơ sở thắng lợi của kháng chiến 10 năm chống quân Minh do Lê Lợi khởi xướng (ông cũng được lên ngôi hoàng đế đầu tiên). Đây là triều đại mà đất nước từ tay trắng dựng nên nghiệp lớn, “mở triều đình ở nơi rừng rậm, phá quân giặc bằng gậy tầm vông” (Chí Linh sơn phú).

Vào thời vua Lê Thái Tổ (1428 – 1433), Lê Thái Tông (1433-1442), Lê Nhân Tông (1442-1459) và đặc biệt là dưới sự cai trị của Lê Thánh Tông (1460-1497), nước Đại Việt đạt được những thành tựu rực rỡ. Thời kỳ này có sự phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực và để lại dấu ấn vàng son.

Đất nước dưới sự cai quản của 10 vị vua thời Lê sơ

Tuy nhiên, từ thời vua Lê Uy Mục (1505 – 1509), Lê Tương Dực (1510 – 1516) về sau, triều chính có sự đi xuống, gian thần chuyên quyền, rường mối ngả nghiêng, xã hội biến động và loạn lạc khắp nơi.

Vài nét về các vị vua thời Lê sơ

Để hiểu rõ hơn, mời bạn đọc cùng tìm hiểu về từng vị vua thời Lê sơ trong nội dung dưới đây nhé:

Lê Thái Tổ (1428-1433)

  • Tên húy: Lê Lợi
  • Niên hiệu: Thuận Thiên

Lê Lợi là con trai út trong nhà, ngay từ nhỏ đã thông minh đức độ hơn người. Ông đã cùng các đồng chí dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và có công lao to lớn trong sự nghiệp đưa đất nước thoát khỏi ách thống trị của giặc Minh.

Lê Lợi lên ngôi vua vào ngày 15/4/1428, khi đó ông đã 43 tuổi. Đây là sự mở đầu cho thời kỳ độc lập lâu dài nhất lịch sử. Mặc dù chỉ ở ngôi 6 năm nhưng Lê Thái Tổ đã có công đặt nền móng vững chắc cho triều đại và nền độc lập của quốc gia Đại Việt.

Vài nét về các vị vua thời Lê sơ

Lê Thái Tông (1434-1442)

  • Tên húy: Lê Nguyên Long
  • Niên hiệu: Thiệu Bình (1434-1439), Đại Bảo (1440-1442)

Lê Thái Tông là con thứ 2 của Lê Thái Tổ. Ông lên ngôi vào ngày 8/0/1443 khi mới 11 tuổi. Tuy nhiên, không cần Mẫu hậu che rèm nghe việc, ông tự mình điều hành tất cả việc trong triều đình. Lê Thái Tông trị vì trong 9 năm, vị vua này đã có công lớn trong cải cách chính sách giáo dục thời bấy giờ.

Lê Nhân Tông (1443-1459)

  • Tên húy: Lê Bang Cơ
  • Niên hiệu: Thái Hòa (1443-1453), Diên Ninh (1454-1459)

Lê Nhân Tông là con trai thứ ba của vua Lê Thái Tông, ông lên ngôi vua vào ngày 12 tháng 8 năm 1442 (Khi mới 2 tuổi), Thái hậu phải buông rèm nghe chính sự và tạm quyết việc nước. Ông là vị vua sáng và nhân từ, trị vì được 17 năm. Sau đó Nghi Dân tự lập làm vua nhưng chỉ 8 tháng sau đó đã xuống tước hầu.

Lê Thánh Tông (1460-1497)

  • Tên húy: Lê Tư Thành (Lê Hạo)
  • Niên hiệu: Chiêu Lăng

Trong các đời vua lê, Lê Thánh Tông là một trong những ông vua trị vì lâu nhất lịch sử các vị vua ở Việt Nam (38 năm). Tuy nhiên, điều đáng nhớ nhất vẫn là những đóng góp của ông vào mọi mặt đời sống xã hội lúc bấy giờ. Lê Thánh Tông không chỉ là vị vua tài năng, nhiệt huyết mà còn có đức độ và tên tuổi của ông không thể mờ đi trong lịch sử nước nhà.

Vài nét về các vị vua thời Lê sơ

Lê Hiến Tông (1497-1504)

  • Tên húy: Lê Tranh (Lê Tăng), (Lê Huy)
  • Niên hiệu: Dụ Lăng

Vua Lê Hiến Tông ngồi ngôi vua được 7 năm. Ông là người chú trọng đặc biệt đến vấn đề thủy lợi, chăm sóc đê điều. Lê Hiến Tông là vị vua cuối cùng của nhà Lê sơ còn giữ những thành tựu từ thời Lê Thái Tổ gây dựng.

Lê Túc Tông (1504)

  • Tên húy: Lê Thuần
  • Niên hiệu: Kinh Lăng

Lê Túc Tông chỉ làm vua được 6 tháng đã qua đời. Ông là người dốc chí ham học, hiền từ, xứng đáng là vị vua giỏi giữ nghiệp thái bình.

Lê Uy Mục (1505-1509)

  • Tên húy: Tuấn (Huyên)
  • Niên hiệu: Ðoan Khánh

Kể từ sau đời vua Lê Hiến Tông, đất nước bước vào thời kỳ suy vong với những ông vua mà thời gian không thể tẩy xoá hết tiếng xấu. Lê Uy Mục đêm nào cũng rười chè, giết người không nương tay. Vị vua này đế ngôi vua 5 năm và thọ 22 tuổi.

Vài nét về các vị vua thời Lê sơ

Lê Tương Dực (1510-1516)

  • Tên húy: Oánh (Trừ)
  • Niên hiệu: Hồng Thuận

Lê Tương Dực là cháu nội vua Lê Thánh Tông, ông cùng Nguyễn Văn Lăng và các quần thần đem quân ra Ðông Kinh giết Uy Mục rồi tự lập làm vua. Ông ở ngôi vua 7 năm và thọ 24 tuổi.

Lê Chiêu Tông (1516-1522)

  • Tên húy: Y (Huệ)
  • Niên hiệu: Quang Thiệu

Lê Chiêu Tông được lập lên làm vua khi chỉ mới 11 tuổi. Thời kỳ này có các thế lực phò lập vua, mỗi người có những mưu đồ riêng. Mưu đồ triệt hạ thế lực họ Mạc thất bại, Lê Chiêu Tông bị giáng xuống làm Đà Dương Vươn rồi bị giết. Ông ở ngôi được 7 năm, thọ 26 tuổi.

Lê Cung Hoàng (1522-1527)

  • Tên húy: Xuân (Khánh)
  • Niên hiệu: Thống Nguyên

Lê Cung Hoàng là cháu 4 đời của Lê Thánh Tông. Ông ở ngôi được 5 năm và thọ 21 tuổi.

Vài nét về các vị vua thời Lê sơ

Như vậy, triều Lê sơ kể từ Lê Thái Tổ lên ngôi đến Cung Hoàng gồm có 10 đời vua. Hy vọng những thông tin về các vị vua thời Lê sơ mà chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích với bạn đọc. Đừng quên theo dõi Hoc365 để cập nhật kiến thức lịch sử hay nhé.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Tối ưu giao diện hiển thị, tốc độ tải trang website hoc365.edu.vn trên thiết bị của bạn.