Bộ Quốc triều hình luật hay luật Hồng Đức được biên soạn và ban hành dưới thời vua nào?

5/5 - (2 bình chọn)

Bộ luật Hồng Đức là thành tựu hết sức quan trọng trong lịch sử lập pháp của Việt Nam so với các triều đại trước đó. Vậy bạn có biết bộ Quốc triều hình luật hay luật Hồng Đức được biên soạn và ban hành dưới thời vua nào không? Hãy cùng Hoc365 khám phá ngay nhé!

Bộ Quốc triều hình luật hay luật Hồng Đức được biên soạn và ban hành dưới thời vua nào?

Câu hỏi trắc nghiệm

Bộ Quốc triều hình luật hay luật Hồng Đức được biên soạn và ban hành dưới thời vua nào?

A. Lê Thái Tổ
B. Lê Thái Tông
C. Lê Thánh Tông
D. Lê Nhân Tông

Đáp án: C. Lê Thánh Tông

Giải đáp nhanh: Năm 1488, vua Lê Thánh Tông cho biên soạn bộ luật Hồng Đức, gồm 722 điều chia làm 16 chương.

Giải đáp chi tiết: Bộ Quốc triều hình luật hay luật Hồng Đức được biên soạn và ban hành dưới thời vua nào?

Theo ghi chép của Lịch sử, sau khi đánh thắng quân Minh, vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) bắt đầu soạn thảo luật pháp. Đến năm 1483, vua Lê Thánh Tông sai cấp dưới của mình sửa đổi và biên soạn lại để cho ra đời bộ Quốc triều hình luật, còn gọi là luật Hồng Đức.

Bộ luật Hồng Đức gồm 6 quyền, 722 điều và sử dụng xuyên suốt từ thời vua Lê Thánh Tông đến hết thế kỷ XVIII. Tuy bộ luật có tham khảo của luật nhà Đường và nhà Minh nhưng nó vẫn chứa đựng những sáng tạo đáng kể và gần gũi hơn với đặc điểm xã hội, tôn giáo Đại Việt lúc bấy giờ.

Với bộ Quốc triều hình luật, Đại Việt đã trở thành một nhà nước pháp quyền sơ khởi và thuộc loại sớm trên thế giới hiện nay.

Giải đáp chi tiết: Bộ Quốc triều hình luật hay luật Hồng Đức được biên soạn và ban hành dưới thời vua nào?

Tìm hiểu về bộ luật Hồng Đức

Tìm hiểu nội dung, những điểm tiến bộ cũng như các giá trị nhân văn trong bộ Luật Hồng Đức nhé!

Nội dung chính bộ luật Hồng Đức

Bộ luật Hồng Đức xoay quanh nội dung giữ cho đất nước luôn ở thế chủ động so với giặc ngoại xâm, bên trong thì có kỷ cương, phép nước. Bên cạnh đó, khuyến khích phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp và nuôi dưỡng ccas thuận phong mỹ tục khác.

Bộ luật Hồng Đức còn có nội dung bên vực và bảo vệ quyền lợi người phụ nữ. Không thể bỏ qua là những nội dung bảo vệ quyền lợi của vua quan và giai cấp thống trị địa chủ phong kiến.

Để hiểu chi tiết hơn, tham khảo bài viết về nội dung bộ luật Hồng Đức đã có trên website của Hoc365 nhé!

Nội dung chính bộ luật Hồng Đức

Giá trị nhân đạo của bộ Luật Hồng Đức

Mặc dù bộ luật Hồng Đức vẫn được đánh giá là mang bản chất của giai cấp phong kiến nhưng lại mang nhiều điểm tiến bộ, thể hiện rõ tính nhân đạo của vua Lê Thánh Tông.

Thứ nhất đối với người phạm tội. Bộ luật này quy định riêng đối với người trên 70 tuổi và dưới 15 tuổi, trong một số trường hợp không tra khảo hay xử tội họ. Cấm việc đối xử bạo lực với tù nhân trong một số trường hợp quy định.

Thứ hai, đối với người có hoàn cảnh khó khăn hoặc không nơi nương tựa thì các quan chức địa phương phải có trách nhiệm giúp đỡ họ như: dựng lều cho ở, chăm sóc hay chôn cất,…

Thứ ba, đối với trẻ em và phục nữ thì được bảo vệ quyền lợi và công bằng với đàn ông như hương hóa, tế lễ, thừa kế và sở hữu tài sản. Khi kết hôn, vị trí của phụ nữ cũng độc lập với chồng. Bộ luật quy định phạt nặng đối với trường hợp áp bức phụ nữ.

Thứ tư, luật Hồng Đức quan tâm đến bảo vệ quyền lợi với trẻ em, không được mua trẻ em mồ côi và phụ nữ tự bán mình không có người bảo lãnh.

Cuối cùng, đối với đối tượng khác như người thiểu số, nô tỳ, người không có khả năng nhận thức thì không được xâm phạm, đánh đập,…

Giá trị nhân đạo của bộ Luật Hồng Đức

Như vậy, Hoc365 đã giúp bạn giải đáp  câu hỏi bộ Quốc triều hình luật hay luật Hồng Đức được biên soạn và ban hành dưới thời vua nào. Nếu thấy bài viết hay và hữu ích, đừng quên đánh giá 5 sao và chia sẻ thông tin đến với bạn bè nhé!

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Tối ưu giao diện hiển thị, tốc độ tải trang website hoc365.edu.vn trên thiết bị của bạn.