6 Bộ thời Lê sơ là gì và các chức năng chính của từng bộ

5/5 - (1 bình chọn)

Lục bộ hay còn được gọi là 6 bộ là một thuật ngữ chỉ 6 cơ quan chức năng cao cấp trong bộ máy tổ chức của triều đình quân chủ Á Đông. Trong đó 6 bộ thời Lê sơ là hoàn chỉnh nhất do vua Lê Thánh Tông đặt. Vậy trong bài viết này, cùng Hoc365 tìm hiểu rõ hơn về quá trình phát triển và chức năng của sáu bộ thời Lê sơ nhé.

6 Bộ thời Lê sơ là gì?

Như đã đề cập ở trên, 6 bộ chính là 6 cơ quan chức năng cao cấp trong tổ chức của triều đình quân chủ Á Đông. Thuật ngữ ngày còn gọi là lục bộ, hoàn thiện nhất vào thời Lê sơ và cụ thể là đời vua Lê Thánh Tông.

6 Bộ thời Lê sơ là gì

6 Bộ thời Lê sơ trong sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lê sơ gồm có: Bộ Lại, bộ Lễ, bộ Hộ, bộ Binh, bộ Hình, bộ Công. Mỗi bộ có chức năng nhiệm vụ khác nhau trong triều đình nhà nước. Cùng tìm hiểu rõ hơn ở nội dung dưới đây nhé.

Tiến trình phát triển các bộ thời Lê sơ

Ở Việt Nam lúc bấy giờ, đứng đầu mỗi bộ là thượng thư, giúp việc cho tả thị lang và hữu thị lang (thời Lý – Trần – Lê) hoặc tham tri (thời Nguyễn). Chức vị hàng thứ 3 của thời Nguyễn là thị lang. Dưới cấp bộ là ty, đứng đầu ty là lang trung với viên ngoại lang và chủ sự giúp sức.

Năm 1089, vua Lý Nhân Tông bắt đầu đặt các bộ nhưng vẫn chưa đủ. Đời Trần có một số bộ được đặt dưới quyền điều khiến của tướng quốc.

Tiến trình phát triển các bộ thời Lê sơ

Đầu thời Lê sơ đặt 2 bộ là Lễ bộ và Lại bộ, đời vua Lê Thái Tổ có thêm bộ Hộ. Đến năm 1459, đời Lê Nghi Dân, triều đình được tổ chức dựa trên hệ thống của Trung Hoa nên mới chính thức đặt đủ 6 bộ (Lục bộ).

Vào thời vua Lê Thánh Tông vẫn giữ nguyên nhưng bộ được đặt dưới quyền điều khiển trực tiếp của hoàng đế. Các triều đại sau vẫn duy trì với quan văn, quan võ sắp xếp theo 6 bộ: Lại bộ, Lễ bộ, Hộ bộ, Binh bộ, Hình bộ và Công bộ. Đến thời Duy Tân thì Lễ bộ được thay thế bằng Học bộ.

Chức năng của 6 bộ thời Lê sơ

Vậy mỗi bộ có những chức năng, nhiệm vụ nào cụ thể. Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Lại bộ

Bộ lại có chức năng gì? Cụ thể, bộ này sẽ quản lý việc quan tước, phong tước, ân ban thuyên chuyển, lựa chọn, xét công, bãi truất, thăng thưởng. Bên cạnh đó là bổ sung quan lại và cung cấp người cho các gia môn. Đứng đầu Lại bộ là Thượng thư bộ Lại.

Chức năng của 6 bộ thời Lê sơ

Nguyễn Cư Trinh là quan Lại bộ danh tiếng thời kỳ này. Ông là người Thừa Thiên Huế, nổi tiếng văn võ song toàn, nhiều lần lập công lớn trong việc mở nước, an dân. Nguyễn Cư Trinh được trọng vọng còn bởi sự am tường chính trị, ngoại giao, là người liêm khiết và tao nhã.

Lễ bộ

Lễ bộ có nhiệm vụ trông coi việc đặt cũng như tiến hành các nghi lễ, tiệc yến, đúc ấn tín, cắt giữ người coi giữ đình, chùa, miếu mạo. Bộ này sẽ chịu trách nhiệm trông côi tổ chức và kiểm soát thi cử để chọn người tài giúp triều đình.

Cụ thể là giữ việc lễ nghi, khách tiết, tế tự, yến tiệc, thi cử, trường học, ấn tín, áo mũ, phù hiệu, biểu văn, chương tấu, sứ thần cống nạp, các quan chầu mừng, thuốc thang, tư thiên giám, tăng lục, đạo lục, đồng văn nhã nhạc. Đến thời vua Duy Tân, Lễ bộ được thay bằng Học bộ để quản lý việc học hành và thi cử.

Chức năng của 6 bộ thời Lê sơ

Một số quan Lễ bộ có tiếng thời kỳ này bao gồm: Quách Đình Bảo làm Thượng thư Lễ bộ năm 1483, Nguyễn Sư Mạnh, Phạm Gia Mỗ, Phan Huy Vịnh, Cao Xuân Dục. Đây đều là những vị quan đỗ đạt cao trong các khoa thi và có đóng góp to lớn trong việc cai quản đất nước.

Hộ bộ

Bộ bộ thời Lê sơ có chức năng cai quản việc ruộng đất, nhân khẩu, kho tàng, thu phát bổng lộc, thuế khóa, đồ cống nạp, muối và sắt. Vào thời Nguyễn, bộ Hộ giữ các chính sách điền thổ, hộ khẩu, tiền thóc, điều hòa nguồn của cải của nhà nước.

Chức năng của 6 bộ thời Lê sơ

Một số quan Hộ bộ nổi tiếng như Nguyễn Tông Khuê (danh thần thời Lê Mạc) hay Nguyễn Huy Lượng, Phạm Phú Thứ. Họ là những người góp phần không nhỏ vào công cuộc canh tân đất nước, giúp người dân thoát khỏi cảnh lạc hậu, thiếu thốn.

Binh bộ

Binh bộ có nhiệm vụ giữ việc binh nhung, quân cấm vệ, xe ngựa, đồ nghi trượng, khí giới, giúp việc biên giới, lính thú, nhà trạm, phố xá, nơi hiểm yếu, việc khẩn cấp, tuyển dụng chức võ, tương đương với bộ Quốc phòng.

Chức năng của 6 bộ thời Lê sơ

Lê Văn Thịnh là quan bộ Binh giữ chức Thái sư có tiếng dưới thời vua Lý Nhân Tông. Ông đỗ đầu kỳ thi Minh kinh Bác học và đến Vĩnh Bình năm 1084 để bàn việc cương giới lãnh thổ với nhà Tống, giành lại được đất Quảng Nguyên.

Hình bộ

Hình bộ giữ việc luật lệnh, ngục tụng, hình phạt án tù và xét xử người phạm tội ngũ hình. Hiện nay, Hình Bộ tương đương với các cơ quan như: Toà án ND Tối cao, Bộ Tư pháp, Viện Kiểm sát ND Tối cao, một phần Bộ Công an…

Chức năng của 6 bộ thời Lê sơ

Quan Hình bộ danh tiếng là Nguyễn Huy Nhuận và Lê Trọng Thứ. Họ là những danh sĩ triều Lê đỗ tiến sĩ, rất giỏi việc chính trị và cả văn chương. Cả 2 đều làm Hình bộ Thượng thư và được nhiều người quý mến.

Công bộ

Công bộ coi việc xây dựng cầu cống đường sá, thành hào, việc thợ thuyền, thổ mộc, tu sửa xây dựng, thi hành lệnh cấm về núi rừng, vườn tược và sông ngòi. Có thể xem chức năng của bộ Công tương đương với bộ Giao thông Vận tải và bộ Xây dựng hiện nay.

Chức năng của 6 bộ thời Lê sơ

Phạm Thiệu là Công bộ Thượng thư danh tiếng lúc bấy giờ. Ông nổi tiếng văn thơ lưu loác, am hiểu chính trị và là trợ thủ đắc lực của nhà Mạc trong việc tổ chức bộ máy nhà nước, mở rộng văn hóa và phát triển giáo dục.

Trên đây là những thông tin cụ thể xoay quanh 6 bộ thời Lê sơ. Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ hữu ích với bạn đọc. Đừng quên theo dõi Hoc365 để tra cứu kiến thức Lịch sử chính xác nhé.

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Tối ưu giao diện hiển thị, tốc độ tải trang website hoc365.edu.vn trên thiết bị của bạn.