Trong chương trình Lịch sử lớp 9 bài 21 có đề cập đến câu hỏi “Vì sao thực dân Pháp và phát xít Nhật thỏa hiệp với nhau để cùng thống trị Đông Dương?“. Cùng Hoc365 tìm hiểu đáp án chi tiết nhất trong bài viết dưới đây nhé.
Vì sao thực dân Pháp và phát xít Nhật thỏa hiệp với nhau để cùng thống trị Đông Dương?
Thực dân Pháp và phát xít Nhật quyết định thỏa hiệp với nhau để cùng thực hiện mục tiêu thống trị Đông Dương vì các lý do sau đây:
- Cả hai chế độ của Thực dân Pháp và phát xít Nhật lúc bấy giờ đều có chung bản chất là chủ nghĩa đế quốc.
- Họ muốn dựa vào nhau để bổ trợ và chống phá lại cách mạng tại Đông Dương. Nhất là trong tình thế Nhật mới vào Đông Dương, họ cần mượn bộ máy đô hộ vững chắc của Phát trước đó để có thể tiến hành bóc lột nhân dân nơi đây.
- Thực dân Pháp hiện đang bị phát xít Đức đóng chiếm, do đó họ đang dần có những bất lợi nhất định tại Pháp và Đông Dương. Vì vậy, họ cần mượn sức mạnh của quân đội Nhật để chống lại phong trào đấu tranh của nhân dân Đông Dương.
- Phát xít Nhật muốn tìm cơ hội để lợi dụng Pháp nhằm mục đích chính là vơ vét của cải và sức người để phục vụ cho chiến tranh của Nhật. Từ đó tạo nên bàn đạp vững chắc để tấn công các nước nằm ở phía Nam Thái Bình Dương.
Một số câu hỏi trắc nghiệm liên quan
Câu 1: Sự kiện nào trên thế giới có tác động sâu sắc nhất tới tình hình Việt Nam giai đoạn 1939-1945?
A. Chiến tranh thế giới thứ diễn ra
B. Trục phát xít được hình thành
C. Nhật và Pháp ký “Hiệp ước phòng thủ chung Đông Dương”
D. Pháp đầu hàng phát xít Đức.
Đáp án: A. Chiến tranh thế giới thứ diễn ra
Câu 2: Ở Đông Dương năm 1940 thực dân Pháp đứng trước 2 nguy cơ nào?
A. Đầu hàng Nhật, vừa đàn áp nhân dân Đông Dương
B. Đánh bại Nhật, vừa đàn áp nhân dân Đông Dương
C. Ngọn lửa cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Đông Dương sớm muộn sẽ bùng nổ, phát xít Nhật đang lăm le hất cẳng Pháp
D. Cấu kết với Nhật để đàn áp nhân dân Đông Dương
Đáp án: C. Ngọn lửa cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Đông Dương sớm muộn sẽ bùng nổ, phát xít Nhật đang lăm le hất cẳng Pháp
Câu 3: Nhật xâm lược Đông Dương, Pháp đầu hàng Nhật, Nhật lấn dần từng bước để:
A. Biến Đông Dương thành thuộc địa của Nhật
B. Để độc quyền chiếm Đông Dương
C. Biến Đông Dương thành thuộc địa và căn cứ chiến tranh của Nhật
D. Để làm bàn đạp tấn công nước khác
Đáp án: C. Biến Đông Dương thành thuộc địa và căn cứ chiến tranh của Nhật
Câu 4: Khởi nghĩa Bắc Sơn bùng nổ năm bao nhiêu?
A. 1939
B. 1940
C. 1941
D. 1942
Đáp án: B. 1940
Câu 5: Đội du kích Bắc Sơn là tiền thân của tổ chức nào sau đây?
A. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân
B. Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
C. Cứu quốc quân
D. Mặt trận Việt Minh
Đáp án: C. Cứu quốc quân
Câu 6: Lực lượng vũ trang của cuộc nổi dậy nào được duy trì và phát triển trở thành Cứu quốc quân?
A. Bắc Sơn
B. Đô Lương
C. Nam Kì
D. Bắc Sơn và Nam Kì
Đáp án: A. Bắc Sơn
Hy vọng qua bài viết này, quý bạn đọc sẽ giải đáp được thắc mắc vì sao thực dân Pháp và phát xít Nhật thỏa hiệp với nhau để cùng thống trị Đông Dương. Ngoài ra, nếu có bất kỳ vấn đề nào cần được giải đáp, đừng quên chia sẻ cùng Hoc365 tại phần bình luận bên dưới nhé.
Bài viết liên quan
Vì sao các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau?
Vì sao Xiêm là nước duy nhất ở khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của phương Tây
Hãy trình bày diễn biến của cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn chỉ huy
Bước 1 của kế hoạch Nava được thực hiện như thế nào?
Tại sao nghệ thuật Ấn Độ lại chịu ảnh hưởng của tinh thần tôn giáo?
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến phong trào Đồng Khởi
Người tối cổ xuất hiện sớm nhất ở đâu? Trắc nghiệm Lịch sử 6
Giai cấp giữ vai trò sản xuất chính trong lãnh địa phong kiến ở Tây Âu là
Thành thị trung đại ra đời như thế nào? Đóng vai trò gì?
Chính quyền Xô Viết Nghệ Tĩnh tồn tại trong khoảng thời gian bao lâu?
Vì sao Lương Thế Vinh được gọi là Trạng Lường?
Vì sao phong trào Cần Vương thất bại? Trắc nghiệm kèm lời giải chi tiết
Óc Eo là tên gọi của? Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 10
Đặc điểm chung của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam là
Quang Trung Nguyễn Huệ là gì của nhau? Giải đáp nhanh
Tại sao Nguyễn Tất Thành lựa chọn sang Pháp để tìm đường cứu nước?