Hiệp ước Giáp Tuất 1874 được ký kết là bước ngoặt lịch sử trong phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp vào những năm cuối thế kỷ XIX. Vậy, vì sao thực dân Pháp tìm cách thương lượng với triều đình Huế thiết lập bản Hiệp ước 1874? Cùng Hoc365 tìm hiểu nhé!
Vì sao thực dân Pháp tìm cách thương lượng với triều đình Huế thiết lập bản Hiệp ước 1874?
A. Do Pháp bị thất bại trong việc đánh chiếm thành Hà Nội
B. Do Pháp bị thất bại ở trận Cầu Giấy lần thứ nhất
C. Do Pháp bị thất bại ở trận Cầu Giấy lần thứ hai
D. Do Pháp bị đánh chặn ở Thanh Hóa
Đáp án đúng: B
Giải đáp: Vì sao thực dân Pháp tìm cách thương lượng với triều đình Huế thiết lập bản Hiệp ước 1874?
Ngày 21/12/1873, chiến thắng trận Cầu Giấy lần thứ nhất đã khiến cho nhân dân ta vô cùng phấn khởi. Ngược lại, điều này đã khiến cho thực dân Pháp rơi vào trạng thái hoang mang, lo sợ và tìm cách thương lượng với triều đình Huế để thiết lập Hiệp ước Giáp Tuất vào năm 1874.
Một số kiến thức quan trọng cần biết
Hiệp ước Giáp Tuất là bảng hiệp ước thứ hai giữa triều đình Huế và Pháp. Hiệp ước được ký vào ngày 15/03/1874 giữa đại diện nhà Nguyễn là Lê Tuấn – Chánh sứ toàn quyền đại thần cùng Nguyễn Văn Tường – Phó sứ toàn quyền đại thần và đại diện của thực dân Pháp là Paul-Louis-Félix Philastre, toàn quyền đại thần, Thống đốc Nam Kỳ.
Hiệp ước gồm 22 điều khoản có nội dung chính là thay thế Hòa ước Nhâm Tuất 1862, công nhận vĩnh viễn chủ quyền của Pháp ở Nam Kỳ, lệ thuộc về quyền ngoại giao, mở cửa cho thực dân Pháp tự do buôn bán ở các cảng biển và tự truyền đạo trên Sông Hồng.
Nguyên nhân ký kết hiệp ước
Sau khi ký kết Hòa ước Nhâm Tuất năm 1862, Pháp đã chiếm đóng và cai trị 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ. Pháp quyết định chiếm và lấy hết 3 tỉnh miền Tây còn lại của Nam Kỳ. Đến năm 1867, thực dân Pháp đã thành công chiếm được 3 tỉnh này sau khi Kinh lược sứ Phan Thanh Giản quyết định giao thành cho Pháp do biết không thể chống đỡ nổi.
Sau khi đã củng cố Nam Kỳ, nhân sự rối ren tại Bắc Kỳ, Pháp quyết định từng bước tiến ra Bắc Kỳ nằm mục đích chiếm đóng. Để mục đích của mình được thuận lợi, Pháp đã ra những yêu sách rất ngang ngược với nhà Nguyễn về những quyền lợi ở Bắc Kỳ rồi đưa quân ra chiếm lần lượt các thành Ninh Bình, Nam Định, Hà Nội, Hải Dương.
Tình hình ở Bắc Kỳ cũng như sự chiếm đóng các tỉnh vùng Tây Nam Kỳ dẫn đến vi phạm bản Hòa ước Nhâm Tuất 1862 mà hai bên đã ký, dẫn đến việc Pháp thay thế hiệp ước mới bằng bản Hòa ước Giáp Tuất 1874 có lợi cho Pháp.
Nội dung Hiệp ước Giáp Tuất 1874
Nội dung của Hiệp ước Giáp Tuất 1874 bao gồm 22 điều. Nội dung chính là triều đình nhà Nguyễn công nhận quyền đi lại, buôn bán, điều tra và kiểm soát tình hình ở Việt Nam của Pháp. Cụ thể, nội dung bản hòa ước gồm:
- Điều 1: An Nam và Pháp hợp tác hữu nghị, hòa bình, bền vững.
- Điều 2: Pháp thừa nhận quyền độc lập của An Nam.
- Điều 3: Các chính sách ngoại giao của An Nam cần phải phù hợp với chính sách ngoại giao của Pháp.
- Điều 4: Pháp tặng một số cố vấn quân sự và thiết bị quân sự cho An Nam.
- Điều 5: Triều đình An Nam công nhận chủ quyền của Pháp với những tỉnh thuộc Nam Kỳ.
- Điều 6: Pháp miễn cho An Nam không phải trả tiền chiến phí cũ còn nợ.
- Điều 7: An Nam cam kết phải trả nợ tiền chiến phí còn thiếu cho Tây Ban Nha bằng thu nhập thuế quan.
- Điều 8: Ban bố đại xá tài sản của công dân Pháp và An Nam tay sai.
- Điều 9: Cho phép truyền đạo ở An Nam.
- Điều 10: Triều đình An Nam có thể mở trường cao đẳng ở Sài Gòn nhưng đặt dưới quyền giám sát của Pháp.
- Điều 11: Triều đình An Nam mở cảng biển theo yêu cầu của Pháp.
- Điều 12: Người Pháp hay An Nam sống ở Nam Kỳ có quyền tự do kinh doanh.
- Điều 13: Pháp được quyền mở lãnh sự ở các thương khẩu mới của An Nam.
- Điều 14: Người An Nam có thể tự do đi lại, buôn bán tại khu vực Nam Kỳ thuộc quyền sở hữu của Pháp.
- Điều 15: Nhân dân An Nam, dân Pháp hay công dân ngoại quốc cần đăng ký tại cơ quan Trú Sứ Pháp nếu muốn sinh sống, du lịch ở An Nam.
- Điều 16: Những tranh chấp giữa người Pháp và người nước ngoài đều do Pháp xử lý.
- Điều 17: Những vi phạm pháp luật của người Pháp và nước ngoài sẽ do Pháp giải quyết.
- Điều 18: Khi người vi phạm pháp luật tại Pháp chạy sang An Nam thì triều đình An Nam cần truy lùng và giao phó lại cho Pháp và ngược lại.
- Điều 19: Người Pháp và người nước ngoài qua đời ở lãnh thổ An Nam và ngược lại thì tài sản sẽ được giao trả cho người thừa kế.
- Điều 20: Sau khi ký hiệp ước một năm, Pháp sẽ bổ nhiệm một viên Trú Sứ ở An Nam.
- Điều 21: Hiệp ước 1874 sẽ thay thế cho hiệp ước 1872.
- Điều 22: Hiệp ước 1874 được thực hiện vĩnh viễn.
Hậu quả của Hiệp ước Giáp Tuất 1874
Theo như hiệp ước 1874 thì triều đình nhà Nguyễn nhượng hẳn 6 tỉnh Nam Kỳ cho thực dân Pháp, Việt Nam theo đường lối ngoại giao của Pháp. Pháp được tự do di chuyển, buôn bán và được đóng quân tại những vị trí then chốt ở vùng Bắc Kỳ, công nhận quyền buôn bán, đi lại, điều tra và kiểm soát tình hình tại Việt Nam. Nước ta từ đây trở thành thị trường riêng của Pháp.
- Thông qua hiệp ước, Pháp đã đặt được các cơ sở quân sự, chính trị, kinh tế ở Bắc Kỳ, đặc cơ sở cho việc xâm chiếm vùng Bắc Kỳ lần hai.
- Với Hiệp ước năm 1874, chủ quyền ngoại giao của nước ta bị xâm phạm nghiêm trọng. Đây chính là nguyên cớ cho Pháp lợi dụng đánh chiếm Bắc Kỳ lần 2.
- Về lãnh thổ thì chủ quyền triều Nguyễn bị thu hẹp, quyền chiếm đóng của Pháp ở 6 tỉnh Nam Kỳ được thừa nhận, làm mất đi một phần chủ quyền lãnh thổ nước ta.
Mong rằng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn có thể trả lời chính xác được câu hỏi ‘Vì sao thực dân Pháp tìm cách thương lượng với triều đình Huế thiết lập bản Hiệp ước 1874?’. Đừng quên theo dõi Hoc365 thường xuyên để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!
Bài viết liên quan
Vì sao các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau?
Vì sao Xiêm là nước duy nhất ở khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của phương Tây
Hãy trình bày diễn biến của cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn chỉ huy
Bước 1 của kế hoạch Nava được thực hiện như thế nào?
Tại sao nghệ thuật Ấn Độ lại chịu ảnh hưởng của tinh thần tôn giáo?
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến phong trào Đồng Khởi
Người tối cổ xuất hiện sớm nhất ở đâu? Trắc nghiệm Lịch sử 6
Giai cấp giữ vai trò sản xuất chính trong lãnh địa phong kiến ở Tây Âu là
Thành thị trung đại ra đời như thế nào? Đóng vai trò gì?
Chính quyền Xô Viết Nghệ Tĩnh tồn tại trong khoảng thời gian bao lâu?
Vì sao Lương Thế Vinh được gọi là Trạng Lường?
Vì sao phong trào Cần Vương thất bại? Trắc nghiệm kèm lời giải chi tiết
Óc Eo là tên gọi của? Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 10
Đặc điểm chung của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam là
Quang Trung Nguyễn Huệ là gì của nhau? Giải đáp nhanh
Tại sao Nguyễn Tất Thành lựa chọn sang Pháp để tìm đường cứu nước?