Chiến tranh thế giới thứ hai là mặt trận khốc liệt nhất trên thế giới cho tới thời điểm hiện tại. Trong đó, cuộc tranh đấu giữa Hồng quân Liên Xô và Đức phát xít đã tạo nên những dấu ấn lịch sử không thể nào quên. Vậy, trận đánh có ý nghĩa bước ngoặt của Hồng quân Liên Xô chuyển từ phòng thủ sang tấn công là gì? Cùng xem đáp án và giải thích chi tiết trong bài viết của Hoc365 nhé!
Trận đánh có ý nghĩa bước ngoặt của Hồng quân Liên Xô chuyển từ phòng thủ sang tấn công là gì?
A. Trận Matxcơva
B. Trận công phá Berlin
C. Trận Xtalingrát (Stalingrad)
C. Trận Cuốcxcơ
Đáp án đúng: C
Giải thích: Trận đánh có ý nghĩa bước ngoặt của Hồng quân Liên Xô chuyển từ phòng thủ sang tấn công là gì?
Từ tháng 11/1942 – 02/1943, trận phản công tại Stalingrad đã đánh dấu bước ngoặt của Hồng quân Liên Xô chuyển từ thế phòng thủ sang thế tấn công. Trong trận đánh vĩ đại này, Hồng quân Liên Xô đã thực hiện tấn công, bao vây, chia cắt để tiêu diệt và bắt sống toàn bộ đội quân tinh nhuệ của Đức gồm 33 vạn người do Thống chế của Phôn Pao-lút chỉ huy.
Tóm tắt trận Stalingrad – trận đánh lớn nhất lịch sử nhân loại
Tình hình chung trận Stalingrad
- Hình thức: Chiến đấu phòng ngự phản công
- Không gian: Khu vực Stalingrad và vùng lân cận
- Thời gian: Từ 17/07/1942 – 02/02/1943
- Lực lượng tham chiến:
- Hồng quân Liên Xô
Tham chiến trong chiến dịch phòng ngự là phương diện quân Stalingrad gồm 160.000 người, 400 xe tăng, 454 máy bay và 2200 pháo, cối.
Tham chiến trong chiến dịch phản công gồm quân Stalingrad, Tây Nam, Sông Đông và Vô-rô-nhe-giơ với tổng cộng 1.106.000 quân, 15.500 pháo, cối, 1.463 xe tăng, 1.350 máy bay.
-
- Phát xít Đức
Tham chiến tiến công trên hướng vào Stalingrad là tập đoàn quân số 6 và tập đoàn quân T4 của Đức, bao gồm 270.000 người, 3.000 pháo cối, 500 xe tăng, dưới sự chi viện của 1.200 máy bay chiến đấu.
Tham chiến ở giai đoạn Hồng quân Liên Xô tiến công là cụm tập đoàn quân B gồm 1.011.000 quân, 675 xe tăng, 10.290 pháo cối và 126 máy bay.
- Kết quả: Hồng quân Liên Xô tiêu diệt tập đoàn quân T4 và tập đoàn quân 6 của Đức, tập đoàn quân 3, 4 của Rumani, tập đoàn quân B của Italia. Phía phát xít mất gần 1.5 triệu quân và bị đẩy xa về phía Tây sông Volga.
Diễn biến chính
Vào mùa hè 1942, lợi dụng thời cơ chưa phải đối phó với mặt trận phía Tây, quân phát xít Đức mở cuộc tiến công lớn lên cách phía nam của mặt trận Xô – Đức hòng nhanh chóng chiếm vùng dầu lửa Capcadơ và những dải đất phì nhiêu khu vực sông Đông, Hạ Volga và Cuba.
Trước tình hình đó, quân đội Xô Viết đã thành lập đội quân Stalingrad, giữ vai trò phòng ngự trên mặt trận chính diện với chiều dài toàn tuyến lên đến 520km, nhằm mục đích chặn đứng cuộc tiến công của địch ở Stalingrad, tạo điều kiện thuận lợi để chuyển sang thế phản công.
Ngày 17/07, chiến dịch phòng ngự bắt đầu. Quân đội phát xít Đức cố gắng tiến công thọc hậu từ hai bên sườn bao vây Liên Xô ở Calaxơ, rồi tiếp tục tiến công vào Stalingrad. Các tập đoàn quân 62 và 64 Hồng quân đã phòng ngự ngoan cường và cùng các tập đoàn quân T4 và 4 phản kích liên tục, làm phá sản ý định ban đầu của địch.
Trong vòng 8 tháng, Bộ chỉ huy quân sự Đức đã điều thêm lực lượng để bổ sung, đưa quân số tham chiến ở mặt trận Stalingrad lên 80 sư đoàn. Ngày 23/08, cùng với tiến công trên mặt đất, địch đã dùng máy bay ném bom tàn phá thành phố.
Quân đội Xô Viết đưa vào thế chiến đấu dự bị gồm tập đoàn 24, 66 và sau đó là tập đoàn CV1 cùng đội quân Stalingrad và Sông Đông liên tục phản công đột kích, chặn đứng quân địch ở ngoại ô thành phố. Từ ngày 12/09, địch tiến công mãnh liệt vào hướng Tây – Tây Bắc và Tây Nam. Trận đấu diễn ra quyết liệt, địch tập trung mọi nỗ lực cao nhất để đánh chiếm thành phố nhưng không có kết quả, lại bị kiệt sức quá nhiều nên phải dừng lại.
Ngày 18/11, chiến dịch phòng ngự kết thúc. Hồng quân đã loại gần 700.000 tên địch, phá hủy 2.000 pháp cối, 1.000 xe tăng và 1.400 máy bay, chặn đứng cuộc tiến công của địch và chuyển sang thế phản công.
Ngày 20/11, đội quân Stalingrad bắt đầu những đòn đột kích vào trận địa phòng ngự của địch và đẩy quân địch lùi sâu từ 15 – 20 km.
Ngày 23/11, cụm 22 sư đoàn địch gồm 330.000 quân đã bị hợp vây. Giai đoạn 1 của chiến dịch phản công hoàn thành. Từ đây, quyền chủ động trên cánh Nam của mặt trận Xô – Đức (gồm vùng Capcadơ và Stalingrad) thuộc về quân đội Xô Viết. Trong vòng 12 tháng, những nỗ lực mới của địch nhằm giải vây cho cụm quân Stalingrad đều vô hiệu hóa.
Cuộc công kích tiêu diệt cụm địch bị hợp vây được tiến hành từ ngày 10/01/1943, sau khi tối hậu thư của Hồng quân bị địch bác bỏ. Phương diện quân Sông Đông đảm đương nhiệm vụ này và đến cuối tháng 1 đã chia cắt địch thành 2 phần.
Ngày 31/01, cụm phía nam do Thống chế Pao – lút trực tiếp chỉ huy đã đầu hàng. Ngày 02/02, cụm phía Bắc chấm dứt kháng cự. Chiến dịch phản công kết thúc thắng lợi khi quân Sông Đông đã bắt 91.000 địch đầu hàng và tiêu diệt 147.000 tên khác.
Trên đây là những thông tin quan trọng giúp bạn trả lời được câu hỏi Trận đánh có ý nghĩa bước ngoặt của Hồng quân Liên Xô chuyển từ phòng thủ sang tấn công là gì? Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã nắm rõ được ý nghĩa, tầm quan trọng và diễn biến của trận đấu. Đừng quên theo dõi Hoc365 thường xuyên để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích khác nhé!
Bài viết liên quan
Vì sao các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau?
Vì sao Xiêm là nước duy nhất ở khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của phương Tây
Hãy trình bày diễn biến của cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn chỉ huy
Bước 1 của kế hoạch Nava được thực hiện như thế nào?
Tại sao nghệ thuật Ấn Độ lại chịu ảnh hưởng của tinh thần tôn giáo?
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến phong trào Đồng Khởi
Người tối cổ xuất hiện sớm nhất ở đâu? Trắc nghiệm Lịch sử 6
Giai cấp giữ vai trò sản xuất chính trong lãnh địa phong kiến ở Tây Âu là
Thành thị trung đại ra đời như thế nào? Đóng vai trò gì?
Chính quyền Xô Viết Nghệ Tĩnh tồn tại trong khoảng thời gian bao lâu?
Vì sao Lương Thế Vinh được gọi là Trạng Lường?
Vì sao phong trào Cần Vương thất bại? Trắc nghiệm kèm lời giải chi tiết
Óc Eo là tên gọi của? Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 10
Đặc điểm chung của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam là
Quang Trung Nguyễn Huệ là gì của nhau? Giải đáp nhanh
Tại sao Nguyễn Tất Thành lựa chọn sang Pháp để tìm đường cứu nước?