Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn diễn ra trong giai đoạn 1418–1427, trải qua rất nhiều cuộc đánh đuổi quân Minh, cùng sự lãnh đạo tài tình của Lê Lợi, mang đến thắng lợi vẻ vang. Hãy xem tóm tắt cuộc khởi nghĩa Lam Sơn sau để của Hoc365 để nắm diễn biến cuộc khởi nghĩa này một cách nhanh nhất nhé!
Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Sau khi đánh bài nhà Hồ, nhà Minh đã đặt ách đô hộ lên nước Việt, đặt nước ta là quận Giao Chỉ. Người Việt đã từng có những cuộc khởi nghĩa chống quân Minh. Tuy nhiên do thiếu tinh thần đoàn kết giữa các thủ lĩnh nên quân Minh đã vừa mua chuộc vừa chia rẽ quân ta.
Do sự khủng bố trấn áp tàn bạo, ác độc và mục đích đè bẹp mọi ý chí phản kháng của người Việt. Mặc dù vậy, người Việt rất oán hận và luôn ấp ủ thời cơ để nổi dậy.
Tóm tắt cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ngắn gọn và đầy đủ nhất
Tháng 2 năm 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn để đánh đuổi quân Minh, tự xưng là Bình Định Vương.
Đến giữa năm 1418, quân Minh đã huy động một lực lượng quân quyết bắt giết bằng được Lê Lợi. Trước tình hình nguy cấp, vị anh hùng Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi, sau đó hi sinh. Quân địch tưởng Lê Lợi đã chết nên quyết định rút quân.
Cuối năm 1421, 10 vạn quân Minh tấn công vào căn cứ nghĩa quân ta. Lê Lợi ra lệnh rút quân lên núi Chí Linh.
Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị giảng hòa và được quân Minh chấp nhận. Sau đó, đến tháng 5 thì nghĩa quân ta trở về căn cứ Lam Sơn.
Năm 1424, nghĩa quân ta tiến đánh Khả Lưu, giải phòng Nghệ An. Cho đến tháng 8 năm 1425, Trần Nguyên Hãn và Lê Ngân tiến quân vào giải phóng Tân Bình và Thuận Hóa.
Cuối 1426, nghĩa quân của ta tiến ra Bắc theo 3 đạo, mở rộng phạm vi hoạt động. Từ đó chiến thắng nhiều trận đánh lớn khiến cho quân Minh phải rút vào Đông Quan cố thủ.
Cuối năm 1426, quân ta giành được chiến thắng tại Tốt Động – Chúc Động. Tháng 10 năm 1427, tiếp tục giành chiến thắng tại trận Chi Lăng – Xương Giang. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thành công giành được thắng lợi.
Tóm tắt cuộc khởi nghĩa Lam Sơn theo từng giai đoạn
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn được chia ra làm 3 giai đoạn quan trọng đó là giai đoạn 1418 – 1423, 1424 – 1426 và năm 1427.
Tóm tắt khởi nghĩa Lam Sơn giai đoạn 1418 – 1423
Ngày 7/2/1418, Lê Lợi tự xưng là Bình Định Vương, dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn nhằm mục đích đánh đuổi quân Minh xâm lược.
Giữa năm 1418, quân Minh huy động lực lượng bao vây căn cứ Chí Linh nhắm mục đích bắt giết Lê Lợi. Khi đó Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi, chỉ huy một đoàn quân vào vòng vây giặc. Lê Lai hi sinh, quân Minh tưởng Lê Lợi đã chế nên rút quân.
Cuối năm 1412, quân Minh cho 10 vạn lính tràn căn cứ của nghĩa quân ta. Sau đó, Lê Lợi đã phải rút quân lên núi Chí Linh.
Mùa hè năm 1423, quân ta đề nghị giảng hòa với quân Minh và rút quân về Lam Sơn.
Trong gia đoạn này, nghĩa quân Lam Sơn gặp nhiều khó khăn và tổn thất lớn.
Tóm tắt khởi nghĩa Lam Sơn giai đoạn 1424 – 1426
Ngày 12/10/1424, nghĩa quân tấn công Đa Căng Thọ Xuân – Thanh Hoa, sau đó là Trà Lân. Trên đà giành chiến thắng, nghĩa quân tiến đánh luôn Khả Lưu, giải phóng Nghệ An.
Tháng 8/1425, Trần Nguyên Hãn và Lê Ngân chỉ huy quân tiến vào giải phóng Tân Bình và Thuận Hóa.
Tháng 9/1426, Lê Lợi chia quân làm 3 đạo tiến ra Bắc. Đạo thứ nhất tiến ra giải phòng miền Tây Bắc, đạo thứ hai giải phóng vùng hạ lưu sông Nhị, đạo thứ ba tiến thẳng về Đông Quan.
Tháng 10/1426, 5 vạn quân giặc kéo vào thành Đông Quan, nâng số quân Minh lên 10 vạn. Tháng 11, quân ta đánh giặc tan tác ở Tốt Động – Chúc Động, sau đó thừa thắng kéo về vây hãm Đông Quan, giải phóng thêm nhiều châu, huyện.
Tóm tắt khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi năm 1427
Năm 1427, nghĩa quân Lam Sơn triển khai chiến dịch Chi Lăng – Xương Giang, đánh tan 10 vạn quân Minh, buộc quân giặc phải xin giảng hòa và rút quân về nước. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giành thắng lợi.
Sau chiến thắng, Lê Lợi sai văn thần viết bài Bình Ngô Đại Cáo để tuyên cáo cho toàn quốc. Nước Đại Việt khôi phục, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, mở ra cơ nghiệp nhà Lê gần 400 năm.
Hoc365 vừa gửi đến quý bạn đọc 2 cách tóm tắt cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bao gồm tóm tắt toàn cuộc và từng giai đoạn. Nếu thấy thông tin hay và hữu ích, đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều kiến thức lịch sử hay hơn nữa nhé!
Bài viết liên quan
Vì sao các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau?
Vì sao Xiêm là nước duy nhất ở khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của phương Tây
Hãy trình bày diễn biến của cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn chỉ huy
Bước 1 của kế hoạch Nava được thực hiện như thế nào?
Tại sao nghệ thuật Ấn Độ lại chịu ảnh hưởng của tinh thần tôn giáo?
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến phong trào Đồng Khởi
Người tối cổ xuất hiện sớm nhất ở đâu? Trắc nghiệm Lịch sử 6
Giai cấp giữ vai trò sản xuất chính trong lãnh địa phong kiến ở Tây Âu là
Thành thị trung đại ra đời như thế nào? Đóng vai trò gì?
Chính quyền Xô Viết Nghệ Tĩnh tồn tại trong khoảng thời gian bao lâu?
Vì sao Lương Thế Vinh được gọi là Trạng Lường?
Vì sao phong trào Cần Vương thất bại? Trắc nghiệm kèm lời giải chi tiết
Óc Eo là tên gọi của? Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 10
Đặc điểm chung của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam là
Quang Trung Nguyễn Huệ là gì của nhau? Giải đáp nhanh
Tại sao Nguyễn Tất Thành lựa chọn sang Pháp để tìm đường cứu nước?