Trước khi chiến tranh Nam Bắc triều xảy ra, Đàng Ngoài có nền nông nghiệp khá phát triển, đời sống nhân dân ấm no và đầy đủ. Để tìm hiểu kỹ hơn tình hình nông nghiệp ở Đàng Ngoài trước khi xảy ra chiến tranh Nam Bắc triều như thế nào, hãy theo dõi ngay bài viết sau của Hoc365.
Câu hỏi trắc nghiệm
Tình hình nông nghiệp ở Đàng Ngoài trước khi xảy ra chiến tranh Nam Bắc triều như thế nào?
A. Kinh tế nông nghiệp phát triển, mùa màng bội thu.
B. Kinh tế nông nghiệp giảm sút, mất mùa, đói kém xảy ra liên miên.
C. Kinh tế nông nghiệp bình thường, đời sống nông dân ổn định.
D. Kinh tế nông nghiệp thất thường, mất mùa xen kẽ với được mùa.
Đáp án: A. Kinh tế nông nghiệp phát triển, mùa màng bội thu.
Giải đáp nhanh: Ở Đàng Ngoài khi chưa xảy ra cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều, nông nghiệp được mùa, bội thu, đời sống nhân dân no ấm và đầy đủ. Người dân được chia ruộng canh tác chúng tạo ra lương thực, không vị chế độ binh dịch kìm hãm.
Giải đáp chi tiết: Tình hình nông nghiệp ở Đàng Ngoài trước khi xảy ra chiến tranh Nam Bắc triều như thế nào?
Đàng Ngoài trước khi chiến tranh Nam Bắc triều xảy ra dưới quyền cai quản của nhà Mạc trong khoảng thời gian từ 1527 đến 1592. Cũng như các thời trước, kinh tế Đàng Ngoài lúc bấy giờ chủ yếu dựa vào nông nghiệp.
Chế độ điền địa
Chế độ tư hữu ruộng đất thời Mạc có điều kiện phát triển tự do hơn. Trong nhiều năm đầu thế kỷ 16, do chiến tranh triền miên, triều đình không có khả năng quản lý, dẫn đến tình trạng lấn chiếm đất công ngày càng nhiều. Việc mua bán đất đai tư nhân cũng phổ biến và tự do.
Tuy rằng hiện tượng này phản ảnh hậu quả của chiến tranh khiến hiệu quả quản lý của chính quyền tập trung giảm đi. Nhưng mặt khác, lại cho thấy sự tăng trưởng về quan hệ hàng hóa và tiền tệ trong xã hội, phản ánh sự phát triển tư hữu và ý thức tư hữu.
Kết quả sản xuất nông nghiệp
Do cuộc chiến tranh Lê-Mạc chi phối nên những thông tin về tình hình sản xuất nông nghiệp thời Mạc khá ít ỏi.
Được viết, vào thời kỳ nhà Mạc mới nổi, sản xuất nông nghiệp tương đối tốt, đời sống nhân dân ấm no, đầy đủ. Sử sách có ghi chép vào những năm đầu thời Mạc là: “được mùa, nhà nhà no đủ, mọi người gọi là thời thái bình thịnh trị”, “giá thóc rẻ hơn, thuế nhẹ dịch ít, tư pháp nghiêm minh, trộm cướp mất tăm,…”
Bên cạnh đó, nhà Mạc rất quan tâm đến củng cố hệ thống đê điều phòng chống lũ lụt, đào các kênh mương dẫn nước tưới tiêu hoặc quai dê lấn biển, khai phá bãi biển. Đến ngày nay, vẫn còn dấu vết của các dòng kênh như kênh Voi (An Lão), kênh Cái Riếc (Vĩnh Bảo) được đào từ thời Mạc.
Tuy nhiên giai đoạn phồn thịnh kéo dài không lâu cho đến khi cuộc chiến tranh Nam – Bắc xảy ra. Khi đó nhà Mạc phải huy động lực lượng cho chiến tranh, tình hình nông nghiệp bị bỏ bê.
Nhìn chung, tình hình nông nghiệp ở Đàng Ngoài trước khi xảy ra chiến tranh Nam Bắc triều do nhà Mạc đừng đầu khá phát triển. Nhờ vào nông nghiệp nên đời sống nhân dân rất đầy đủ, ấm no.
Vừa rồi là giải đáp chi tiết nhất về tình hình nông nghiệp ở Đàng Ngoài trước khi xảy ra chiến tranh Nam Bắc triều mà Hoc365 tổng hợp đến bạn. Đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều bài viết hay về môn Lịch sử nhé!
Bài viết liên quan
Vì sao các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau?
Vì sao Xiêm là nước duy nhất ở khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của phương Tây
Hãy trình bày diễn biến của cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn chỉ huy
Bước 1 của kế hoạch Nava được thực hiện như thế nào?
Tại sao nghệ thuật Ấn Độ lại chịu ảnh hưởng của tinh thần tôn giáo?
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến phong trào Đồng Khởi
Người tối cổ xuất hiện sớm nhất ở đâu? Trắc nghiệm Lịch sử 6
Giai cấp giữ vai trò sản xuất chính trong lãnh địa phong kiến ở Tây Âu là
Thành thị trung đại ra đời như thế nào? Đóng vai trò gì?
Chính quyền Xô Viết Nghệ Tĩnh tồn tại trong khoảng thời gian bao lâu?
Vì sao Lương Thế Vinh được gọi là Trạng Lường?
Vì sao phong trào Cần Vương thất bại? Trắc nghiệm kèm lời giải chi tiết
Óc Eo là tên gọi của? Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 10
Đặc điểm chung của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam là
Quang Trung Nguyễn Huệ là gì của nhau? Giải đáp nhanh
Tại sao Nguyễn Tất Thành lựa chọn sang Pháp để tìm đường cứu nước?