Thời Lê sơ các công xưởng do nhà nước quản lý gọi là gì?

Rate this post

Thủ công nghiệp Đại Việt thời Lê Sơ chiếm vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế triều đại này. Trong đó có hai loại hình công nghiệp trong nhân dân và do triều đình tổ chức. Vậy thời Lê sơ các công xưởng do nhà nước quản lý gọi là gì? Hãy cùng Hoc365 giải đáp ngay trong bài viết sau.

Thời Lê sơ các công xưởng do nhà nước quản lý gọi là gì?

Câu hỏi trắc nghiệm

Thời Lê sơ các công xưởng do nhà nước quản lý gọi là gì?

A. Phường hội
B. Quan xưởng
C. Làng nghề
D. Cục bách tác

Đáp án: D. Cục bách tác

Giải đáp nhanh: Ở thời Lê Sơ, các công xưởng do nhà nước quản lý gọi là cục Bách Bác tác hay Cục Bách công.

Giải đáp chi tiết: Thời Lê sơ các công xưởng do nhà nước quản lý gọi là gì?

Cục bách tác là gì?

Thuật ngữ trên có lẽ vẫn còn xa lạ với nhiều người, hãy cùng giải đáp rõ hơn Cục Bách tác là gì nhé!

Cục Bách tác là hình thức tổ chức sản xuất thủ công nghiệp của triều đình nhà Lê sơ, Nơi này chuyên sản xuất ra các sản phẩm phục vụ cho cung triều điều như tiến, vũ khí, nghi trượng, đồ dùng cho vua quan, đồ trang sức,…

Cục bách tác là gì?

Tìm hiểu Cục Bách công thời Lê sơ

Trong Cục Bách tác có hai lực lượng:

Công tượng: Là các thợ thủ công tham gia Cục Bách tác. Họ là những người thợ giỏi trong nhân dân được triều đình triệu tập. Hằng năm, nhà Lê sơ sẽ cử lính về địa phương cùng có các quan phủ huyện đề cử những thợ lành nghề lên Cục Bách tác.

Công tượng được xem là chế độ lao động cưỡng bức. Từ thời vua Lê Thánh Tông chia công tượng làm hai ban luân phiên nhau, một nửa sản xuất, một nửa về quê làm ruộng. Do chế độ này có tính ép buộc nên những người thợ không có hứng thú với công việc với triều đình.

Công nô: Đây là những người bị tội đồ, bị sung vào đay sản xuất với thân phận là kẻ hầu, nô tỳ.

Sản xuất của Cục Bách tác chỉ phục vụ riêng cho vua quan và triều đình, sản phẩm không phục vụ nhân dân, không trở thành hàng hóa, dó đó không có tác dụng thúc đẩy phát triển kinh tế thời Lê sơ.

Tìm hiểu Cục Bách công thời Lê sơ

Các nghề thủ công nghiệp nổi tiếng của Cục Bách công

Vì Cục Bách tác chỉ hướng tới sản xuất các sản phẩm nhất định phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của triều đình. Do đó, tại đây nổi tiếng với các nghề thủ công sau:

  • Nghề dệt: Thời Lê sơ , các thợ dệt đã làm hàng sợi bông trông gần như sạ và nỉ ở hiện đại, gọi là “nuy đoan” hoặc “nhung thúc”. Tại kinh thành Thăng Long, có các phường dệt nổi tiếng như Thụy Chương, Nghi Tàm. Tại Hải Dương có 3 ấp nổi tiếng là Mao Điền, Hộ Am và ấp Bất Bế.
  • Nghề gốm: Có hai khu vực sản xuất gốm nổi tiếng là Chu Đậu và Bát Tràng. Cả hai địa điểm đều sản xuất đồ gốm sứ cao cấp với đa dạng sản phẩm như chén, bát, hộp, sứ, lọ,…
  • Nghề sơn: Sơn dùng trang trí ở hầu hết các đền thờ sinh thự ở đồng bằng Bắc Bộ. Các sản phẩm nổi tiếng đều xuất phát từ làng Bình Vọng (Hà Nội).
  • Nghề chạm khắc đá: Nghề thủ công nghiệp này nổi tiếng nhất ở làng Kính Chủ thuộc Kinh Môn với các nguyên liệu có sẵn, khai tác thuận tiện.
  • Nghề in mộc bản: Nổi tiếng nhất là 2 làng Liễu Tràng và Hồng Lực.

Các nghề thủ công nghiệp nổi tiếng của Cục Bách công

Bên cạnh đó, Cục Bách tác còn có các nghề thủ công nổi tiếng như nghề đúc tiến, sản xuất vũ khí và đóng thuyền.

Hoc365 vừa giải đáp chi tiết câu hỏi trắc nghiệm thời Lê sơ các công xưởng do nhà nước quản lý gọi là gì. Hy vọng những thông tin sẽ hữu ích giúp cho bạn có thêm kiến thức lịch sử thời Lê sơ nhé!

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Tối ưu giao diện hiển thị, tốc độ tải trang website hoc365.edu.vn trên thiết bị của bạn.