So với kinh tế Đàng Trong thì kinh tế Đàng Ngoài như thế nào?

5/5 - (1 bình chọn)

Từ sau cuộc chiến tranh Nam Bắc, nước ta chia cắt làm 2 nửa Đàng Trong và Đàng Ngoài, lấy sông Gianh làm ranh giới xác định. Trong khi Đàng Trong do chúa Nguyễn kiểm soát thì Đàng Ngoài do chúa Trịnh nắm quyền hành. Mỗi Đàng đều có nhiều sự phát triển kinh tế riêng biệt, vậy so với kinh tế Đàng Trong thì kinh tế Đàng Ngoài như thế nào? Hãy cùng Hoc365 giải đáp ngay sau đây!

So với kinh tế Đàng Trong thì kinh tế Đàng Ngoài như thế nào?

Câu hỏi trắc nghiệm

So với kinh tế Đàng Trong thì kinh tế Đàng Ngoài như thế nào?

A. Phát triển hơn

B. Ngưng trệ hơn

C. Ngang bằng

D. Lúc phát triển hơn, lúc kém hơn

Đáp án: B. Ngưng trệ hơn

Giải đáp nhanh: Nhờ những chính sách tích cực để phát triển kinh tế như cấp công cụ, lập làng ấp và đẩy mạnh khai hoang nên kinh tế Đàng Trong phát triển hơn nền kinh tế Đàng Ngoài. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh Nam – Bắc, chính quyền Đàng Ngoài bỏ bê thủy lợi và không tổ chức khai hoang nên kinh tế kém phát triển hơn.

Câu hỏi trắc nghiệm

Giải đáp chi tiết: So với kinh tế đàng trong thì kinh tế đàng ngoài như thế nào?

Trong gần nửa thế kỷ từ 1627 đến 1672, hai bên chúa Trịnh và chúa Nguyễn thường xuyên giao tranh những vẫn không có kết quả. Từ đó hai bên ngừng chiến, lấy sông Gianh làm giới tuyến hai miền. Đàng Trong và Đàng Ngoài khi đó có những bước tiến phát triển riêng đặc biệt là về kinh tế.

Tình hình kinh tế Đàng Trong

Về nông nghiệp: Từ đầu thế kỷ 17, Nam Bộ còn là một cùng đất hoang vu, nhiều đồi núi. Từ khi khai phá vùng này, chúa Nguyễn đã rất quan tâm đến nông nghiệp. Từ đó hàng loạt con sông và kênh đào được đào ở Thuận Quảng, những vùng đất hoang vu ở Nam Bộ trở thành đất trồng trọt.  Kết quả là nghề nông của Đàng Trong đã tạo ra 26 giống lúa nếp và 23 giống lúa tẻ.

Về thủ công nghiệp: Do sự tác động từ sự du nhập của khoa học kỹ thuật phương Tây, thủ công nghiệp Đàng Trong không chỉ phát triển về quy mô mà còn xuất hiện nhiều ngành nghề mới như đóng tàu, thuyền, khai thác mỏ, chế tạo súng,…

Về cơ bản thì Đàng Trong có những nét tương đồng trong phát triển thủ công nghiệp so với Đàng Ngoài. Những trong ngành khai thác mỏ, Đàng Trong không có nhiều tài nguyên khoáng sản như Đàng Ngoài, chỉ có một số mỏ sắt và mỏ vàng.

Tình hình kinh tế Đàng Trong

Tình hình kinh tế Đàng Ngoài

So với Đàng Trong, thì tình hình kinh tế đàng Ngoài kém phát triển hơn, cụ thể:

Về nông nghiệp: Những cuộc xung đột kéo dài và chiến tranh liên tiếp đã phá hoại nghiêm trọng nền sản xuất nông nghiệp. Trong khi đó, chính quyền Lê – Trịnh lại ít quan tâm đến thủy lợi và không tổ chức khai hoang, trồng trọt.

Các ruộng đất tại công làng bị cường hào đem cầm bán. Ruộng đất bỏ hoang nhiều, tình trạng mất mùa, đói kém dồn dập, nhất là vùng Sơn Nam, Thanh Hóa, Nghệ An. Nông dân phải bỏ làng đi phiêu tán khá nhiều.

Tuy vậy, do chính sách khuyến nông và sức lao động chăm chỉ của người dân nên đến đầu thế kỷ 18, nông nghiệp Đàng Ngoài có nhiều tiến bộ đáng kể hơn.

Về thủ công nghiệp: Thủ công nghiệp tại Đàng Trong và Đàng Ngoài có những phát triển tương đương nhau. Đặc biệt ở đây xuất hiện nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng đến tận bây giờ như: làng gốm Thổ Hà (Bắc Giang), gốm Bát Tràng (Hà Nội), dệt La Khê (Hà Nội), rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An),…

Thương nghiệp: Việc kịnh doanh buôn bán khá phát triển, nhất là các huyện vùng đồng bằng và ven biển xuất hiện nhiều chợ và phố xá. Các thương nhân châu Á và châu Âu thường đến Phố Hiến, diễn ra nhiều hoạt động buôn bán tấp nập.Bên cạnh đó, tài Đàng Ngoài còn xuất hiện rất nhiều đô thị, ngoài Thăng Long còn có Phố Hiến (Hưng Yên).

Ở Đàng Ngoài, các chúa Trịnh cũng có thương nhân nước ngoài vào buôn bán vũ khí. Những về sau, các chúa thi hành chính sách hạn chế ngoại thương, do vậy, từ nửa sau thế kỷ XVIII, các thành thị dần suy tàn.

Tình hình kinh tế Đàng Ngoài

Nhìn chung, về nông nghiệp thì ở Đàng Trong phát triển hơn rất nhiều so với Đàng Ngoài do có những chính sách đúng đúng đắn. Về thủ công nghiệp và thương nghiệp thì ở hai Đàng phát triển tương đương nhau. Tuy nhiên, nước ta lúc bây giờ làm nông nghiệp là chủ yếu nên có hoàn toàn có thể kết luận, kinh tế Đàng ngoài kém phát triển hơn so với kinh tế Đàng Trong.

Câu hỏi thường gặp

Điểm hạn chế lớn về nông nghiệp nước ta từ thế kỉ 16 đến thế kỷ 18 là gì?

Ruộng đất ngày càng tập trung trong tay địa chủ phong kiến.

Nhà Nguyễn đã làm gì để tăng diện tích đất cai trị?

Nhà Nguyễn đã thực hiện chế độ đồn điền và chính sách khai hoang, phục hóa để mở rộng diện tích đất đai.

Trên đây là những giải đáp chi tiết nhất về câu hỏi so với kinh tế Đàng Trong thì kinh tế Đàng Ngoài như thế nào. Nếu thay hay và hữu ích, đừng quên theo dõi Hoc365 để cập nhật thêm thật nhiều câu hỏi lịch sử hay hơn nữa nhé!

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Tối ưu giao diện hiển thị, tốc độ tải trang website hoc365.edu.vn trên thiết bị của bạn.