Lê sơ là thời kỳ mà nước Đại Việt trở thành quốc gia cường thịnh nhất nhất Đông Nam Á dưới bộ máy nhà nước được hoàn thiện qua từng giai đoạn. Trong bài viết này, Hoc365 sẽ tổng hợp lý thuyết về nước Đại Việt thời Lê sơ bao gồm tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục… Cùng theo dõi ngay nhé.
Bộ máy nhà nước Đại Việt thời Lê sơ
Sau khi đưa đất nước thoát khỏi ách thống trị của giặc Minh, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế và ngôi phục quốc hiệu Đại Việt. Bộ máy chính quyền thời Lê sơ được phân chia gồm ở trung ương và địa phương.
Trong tổ chức nhà nước thời Lê sơ, đứng đầu là vua – người trực tiếp nắm mọi quyền hành. Các quan đại thần là người giúp việc cho vua. Ở triều đình có 6 bộ và một số cơ quan chuyên môn.
Vào thời Lê Thái Tổ, đất nước được chia làm 5 đạo, đến thời Lê Thánh Tông trở đi thì chia làm 13 đạo thừa tuyên. Dưới đạo có phủ, châu, huyện, xã. Để nắm rõ hơn về tổ chức chính quyền thời kỳ này, mời bạn đọc tham khảo bài viết sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lê sơ trên website của chúng tôi nhé.
Tổ chức quân đội thời Lê sơ
Quân đội thời Lê sơ được tăng cường để phòng ngự nghiêm ngặt và chuẩn bị cho chiến đấu bất cứ lúc nào.
- Tổ chức quân đội nước Đại Việt theo chế độ “ngụ binh ư nông”
- Hai bộ phận chính của quân đội là: quân triều đình và quân địa phương, gồm bộ binh, tượng binh, thủy binh và kị binh.
- Quân đội được tập luyện liên tục và bố trí canh phòng ở nhiều nơi, đặc biệt là các nơi hiểm yếu.
- Vũ khí có kiếm, hỏa đồng, đao, cung tên, hỏa pháo.
Luật pháp thời Lê sơ
Luật pháp thời Lê sơ có một thành tựu to lớn đó là biên soạn và ban hành bộ luật Hồng Đức với những quy định tiến bộ và gần gũi với luật pháp hiện đại.
Nội dung luật Hồng Đức bao gồm những ý chính sau:
- Tập trung bảo vệ quyền lợi của nhà vua, hoàng tộc, các giai cấp thống trị, địa chủ phong kiến.
- Bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích kinh tế phát triển và tôn vinh truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Đề cao giá trị và bảo vệ quyền lợi của phụ nữ.
Kinh tế, xã hội thời Lê sơ
Tình hình kinh tế, xã hội thời Lê sơ cũng có những tiến bộ đáng kể. Cùng tham khảo tóm tắt trong nội dung dưới đây nhé.
Kinh tế nước Đại Việt thời Lê sơ
- Tình hình nông nghiệp: Các vua Lê đã tiến hành biện pháp khôi phục và phát triển nông nghiệp. Cụ thể:
- Nếu không có chiến tranh thì cho quân lính về quê sản xuất.
- Kêu gọi những người dân đang phiêu tán về quê để làm ruộng.
- Lập nên một số quan chức trông coi việc sản xuất: Đồn điền sứ, Hà đê sứ, Khuyến nông sứ.
- Thực hiện phép quân điền, bảo vệ sức kéo nông nghiệp.
- Chú trọng vào thủy lợi
=> Nông nghiệp thời Lê sơ từ đó được phục hồi và phát triển, dẫn đến cải thiện đời sống cho nhân dân.
- Thủ công nghiệp:
- Phát triển thêm nhiều ngành thủ công, làng thủ công mới ra đời.
- Có các xưởng thủ công nhà nước chuyên sản xuất đồ dùng cho vua bao gồm vũ khí, đúc tiền, đóng thuyền…
- Đẩy mạnh nghề khai mỏ
=> Thủ công nghiệp phát triển
- Thương nghiệp:
- Khuyến khích lập chợ, họp chợ trong nước.
- Buôn bán với nước ngoài vẫn được duy trì trong khuôn khổ
=> Thương nghiệp phát triển ổn định và hưng thịnh.
Để tìm hiểu rõ hơn về kinh tế thời Lê sơ, mời bạn đọc truy cập vào link để tham khảo nhé.
Xã hội nước Đại Việt thời Lê sơ
Đại Việt là quốc gia cường thịnh nhất ở Đông Nam Á lúc bấy giờ. Tham khảo bài viết vị trí của quốc gia Đại Việt thời Lê sơ ở Đông Nam Á để tìm hiểu kỹ hơn nhé.
Nhờ sự nỗ lực của nhân dân cùng với chính sách khuyến nông của nhà nước, đời sống xã hội nước Đại Việt được ổn định, dân số tăng. Các làng mới được thành lập. Đồng thời nền độc lập dân tộc và thống nhất đất nước được củng cố.
Văn hóa, giáo dục thời Lê sơ
Thành tựu lớn nhất trong tình hình giáo dục thời Lê sơ đó là dựng lại Quốc Tử Giám ở thành Thăng Long, mở thêm nhiều trường và khoa thi hằng năm. Từ đó tuyển chọn được nhiều nhân tài giúp ích cho đất nước.
Ngoài ra, văn hóa cũng có sự phát triển lớn, với nhiều thành tựu về văn học, nghệ thuật, khóa học. Các tác phẩm nổi tiếng được ra đời đánh dấu sự tiến bộ của văn hóa thời Lê sơ lúc bấy giờ. Tham khảo bài viết tình hình văn hóa, giáo dục thời Lê sơ trên website của chúng tôi để có những phân tích cụ thể hơn nhé.
Các câu hỏi thường gặp khác
Cuộc cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông mang ý nghĩa nào đối với tình hình Đại Việt?
Cuộc cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông đưa chế độ phong kiến Việt Nam phát triển tới đỉnh cao bằng cách hoàn thiện bộ máy nhà nước, tập trung quyền lực vào tay hoàng đế. Đồng thời tạo ra sự ổn định về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
Lãnh thổ Đại Việt dưới thời Lê Thánh Tông so với thời Trần như thế nào?
Lãnh thổ Đại Việt dưới thời Lê Thánh Tông được mở rộng về phía Nam so với thời Trần.
Trên đây là tóm tắt lý thuyết về nước Đại Việt thời Lê sơ. Để có cái nhìn cụ thể và chi tiết hơn, bạn đọc có thể truy cập vào các đường link trên bài viết mà Hoc365 đã liệt kê. Hy vọng những kiến thức mà chúng tôi chia sẻ sẽ hữu ích với độc giả. Đừng quên Like và Share bài viết đến bạn bè để cùng học tốt lịch sử nhé.
Bài viết liên quan
Vì sao các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau?
Vì sao Xiêm là nước duy nhất ở khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của phương Tây
Hãy trình bày diễn biến của cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn chỉ huy
Bước 1 của kế hoạch Nava được thực hiện như thế nào?
Tại sao nghệ thuật Ấn Độ lại chịu ảnh hưởng của tinh thần tôn giáo?
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến phong trào Đồng Khởi
Người tối cổ xuất hiện sớm nhất ở đâu? Trắc nghiệm Lịch sử 6
Giai cấp giữ vai trò sản xuất chính trong lãnh địa phong kiến ở Tây Âu là
Thành thị trung đại ra đời như thế nào? Đóng vai trò gì?
Chính quyền Xô Viết Nghệ Tĩnh tồn tại trong khoảng thời gian bao lâu?
Vì sao Lương Thế Vinh được gọi là Trạng Lường?
Vì sao phong trào Cần Vương thất bại? Trắc nghiệm kèm lời giải chi tiết
Óc Eo là tên gọi của? Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 10
Đặc điểm chung của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam là
Quang Trung Nguyễn Huệ là gì của nhau? Giải đáp nhanh
Tại sao Nguyễn Tất Thành lựa chọn sang Pháp để tìm đường cứu nước?