Luật Hồng Đức là bộ luật nổi tiếng được áp dụng trong xã hội phong kiến thời Lê sơ. Nội dung bộ luật này vẫn có nhiều quy định gần gũi với thời hiện đại và vẫn còn được lưu giữ đầy đủ. Vậy nội dung chính của bộ luật Hồng Đức là gì? Cùng Hoc365 tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Câu hỏi trắc nghiệm: Nội dung chính của bộ “Luật Hồng Đức” là gì?
A. Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc, giai cấp thống trị và địa chủ phong kiến.
B. Khuyến khích phát triển kinh tế và bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ.
C. Bảo vệ quyền lợi của đông đảo nhân dân và người lao động.
D. Quy định việc tổ chức quân đội và nhiệm vụ của quân đội trong việc bảo vệ lãnh thổ đất nước; bảo vệ quyền lợi của những người tham gia quân đội.
Đáp án: A. Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc, giai cấp thống trị và địa chủ phong kiến.
Nội dung của bộ luật Hồng Đức
Luật Hồng Đức hay còn gọi là Quốc triều hình luật gồm các quy định về hình sự, dân sự, luật hôn nhân gia đình, quy định về tố tụng và một số quy phạm pháp luật. Vậy luật pháp thời Lê sơ bảo gồm những nội dung gì? Cùng điểm qua trong nội dung dưới đây nhé:
Các quy định hình sự
Quy định hình sự đưa ra những nguyên tắc và hình phạt khá khắt khe đối với những tội nặng. Nhờ đó mà xã hội dần đi vào nề nếp, hoạt động có quy chuẩn.
Các nguyên tắc chủ đạo
- Vô luật bất thành hình (điều 642, 683, 685, 708, 722): Chỉ khép tội khi có quy định trong bộ luật, không thêm hoặc bớt tội danh, áp dụng đúng hình phạt đã đặt ra
- Chiếu cố (điều 1, 3-5, 8, 10, 16, 17, 680): Trong bộ luật quy định các chiếu cố đối đối với tùy địa vị xã hội, tuổi tác, tàn tật, phụ nữ…
- Chuộc tội bằng tiền (điều 6, 16, 21, 22, 24): Được chuộc tội với các tội danh như biếm, trượng, khao đinh, đồ, lưu, tử, tang thất phụ, thích chữ. Nhưng những tội thập ác (tội nguy hiểm nhất) và tội đánh roi (để răn đe) thì không cho chuộc.
- Trách nhiệm hình sự (điều 16, 35, 38, 411, 412): Trong đó quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự và chịu trách nhiệm thay người khác.
- Miễn giảm trách nhiệm hình sự (điều 18, 19, 450, 499, 553): Với tình trạng bất khả kháng, khẩn cấp, thi hành mệnh lệnh, tự vệ chính đáng và tự thú (trừ tội thập ác, giết người).
- Thưởng cho người tố giác và trừng phạt người che giấu tội phạm (điều 25, 39, 411, 504).
Phân loại tội phạm
Tội phạm được phân theo hình phạt, theo sự vô ý hay cố ý, theo âm mưu và hành vi phạm tội, tính chất đồng phạt.
- Thập ác là trọng tội nguy hiểm nhất như mưu phản, mưu bạn, mưu đại nghịch, đại bất kính, nổi loạn, bất đạo, bất hiếu, ác nghịch, bất nghĩa, bất mục…
- Các tội phạm khác liên quan đến sự an nguy của thân thể nhà vua, các nghi lễ cung đình, quản lý hành chính, xâm phạm trật tự công cộng, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm người khác. Ngoài ra còn có tội xâm phạm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, tội phạm quân sự, xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình, sở hữu ruộng đất…
Quy định hình phạt
Khung hình phạt cố định và cứng nhắc như ngũ hình bao gồm xuy, trượng, đồ, lưu, tử và các hình phạt như biếm tư, phạt tiền, tịch thu tài sản, xung vợ con làm nô tỳ. Ngoài ra cũng có các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ.
Quy định dân sự
Quan hệ sở hữu và hợp đồng
Bộ luật Hồng Đức phản ánh 2 chế độ sở hữu ruộng đất là: sở hữu nhà nước (ruộng công) và sở hữu tư nhân (ruộng tư). Bộ luật đã điều chỉnh 3 loại hợp đồng về ruộng đất gồm: Mua bán ruộng đất, cầm cố ruộng đất, thuê mướn ruộng đất. Hợp đồng phải lập thành văn tự giữa đôi bên tham gia có chứng thực của quan có thẩm quyền.
Quyền sở hữu nhà nước được thể hiện qua các chế tài áp dụng với các hành vi vi phạm chế độ sở hữu ruộng đất công như:
- Không được bán ruộng đất công
- Không được chiếm ruộng đất công quá hạn mức
- Không được nhận bậy ruộng đất công đã giao cho người khác
- Cấm làm sai quy định phân cấp ruộng đất công
- Không để bỏ hoang ruộng đất công
- Cấm biến ruộng đất công thành tư
- Không được ẩn lậu để trốn thuế
Ngoài ra, nội dung chính của bộ luật Hồng Đức cũng bảo hộ quyền sở hữu ruộng đất tư nhân/ hợp đồng như:
- Cấm xâm lấn ruộng đất của người khác
- Cấm ức hiếp để mua ruộng đất của người khác
- Cấm tá điền tranh ruộng đất của chủ
Quan hệ thừa kế
Quy định luật pháp khá gần gũi với quan điểm thừa kế thời hiện đại. Cụ thể là khi cha mẹ còn sống, không phát sinh các quan hệ thừa kế nhằm bảo vệ và duy trì sự trường tồn của gia đình, dòng họ. Bên cạnh đó là những quy định về quan hệ thừa kế có di chúc và không di chúc (thừa kế theo luật)
Ngoài ra, luật Hồng Đức còn có điểm tiến bộ so với các bộ luật khác thời phong kiến. Đó chính là cho phép người con gái có quyền thừa kế ngang bằng so với con trai.
Trác nhiệm dân sự
Luật hồng Đức có những nội dung khá cụ thể về quy định trách nhiệm dân sự giữa các bên. Bên cạnh đó còn có điều luật bảo vệ và giáo dục trẻ em: Không bạo lực, không đánh đập và giáo dục tốt.
Quy định trong hôn nhân – gia đình
Quan hệ hôn nhân
Kết hôn phải có sự đồng ý của cha mẹ, không lấy họ hàng thân thích, không kết hôn khi đang có tang cha, mẹ hoặc chồng, khi ông, bà, cha mẹ đang bị tù tội. Tuy nhiên luật Hồng Đức không quy định tuổi kết hôn.
Bên cạnh đó cũng quy định thủ tục kết hôn gồm đính hôn và thành hôn, cuộc hôn nhân chỉ có giá trị pháp lý sau lễ đính hôn. Nếu thời gian từ đính hôn đến lúc thành hôn một trong hai bên phạm tội hoặc bị ác tật thì bên còn lại có quyền từ hôn.
Quốc triều hình luật quy định trường hợp chấm dứt hôn nhân là khi một trong 2 người mất hoặc ly hôn. Lưu ý cuộc hôn nhân chỉ chấm dứt ngay nếu vợ mất, nếu chồng mất thì chấm dứt sau khi mãn tang.
Ly hôn có 3 nhóm sau:
- Buộc phải ly hôn do vi phạm các quy định về cấm kết hôn.
- Do lỗi của vợ: Người chồng phải ly hôn khi người vợ phạm phải những điều nghĩa tuyệt như: ghen tuông, không con, ác tật, không kính cha mẹ, trộm cắp, dâm đãng.
- Do lỗi của chồng: Điều 308 quy định: “Phàm chồng đã bỏ lửng vợ 5 tháng không đi lại (vợ được phép trình với quan sở tại và xã quan làm chứng) thì mất vợ”
Quan hệ gia đình
Quan hệ gia đình bao gồm:
- Phải chung sống cùng một nơi, không ngược đãi vợ, chung thủy và có trách nhiệm với nhau.
- Con cái phải có nghĩa vụ vâng lời và phụng dưỡng ba mẹ, ông bà, nghĩa vụ chịu roi thay cho ông bà, cha mẹ, che giấy tội cho ông bà cha mẹ trừ trường hợp họ phạm các tội thập ác.
- Ngoài ra, còn nhiều quy định khác về quan hệ anh chị em, giữa cha mẹ với con nuôi…
Luật tố tụng
Mặc dù không phân tách bạch thành chương riêng lẻ nhưng Luật Hồng Đức cũng thể hiện một số luật tố tụng như:
- Về thẩm quyền và quy trình tố tụng
- Về thủ tục tố tụng
Vừa rồi Hoc365 đã trả lời cho câu hỏi nội dung chính của bộ luật Hồng Đức là gì? Với những tóm tắt cụ thể trên, hy vọng bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về bộ luật của nước Đại Việt thời Lê sơ. Đừng quên theo dõi Hoc365 để tìm hiểu những kiến thức lịch sử hay nhé.
Bài viết liên quan
Vì sao các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau?
Vì sao Xiêm là nước duy nhất ở khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của phương Tây
Hãy trình bày diễn biến của cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn chỉ huy
Bước 1 của kế hoạch Nava được thực hiện như thế nào?
Tại sao nghệ thuật Ấn Độ lại chịu ảnh hưởng của tinh thần tôn giáo?
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến phong trào Đồng Khởi
Người tối cổ xuất hiện sớm nhất ở đâu? Trắc nghiệm Lịch sử 6
Giai cấp giữ vai trò sản xuất chính trong lãnh địa phong kiến ở Tây Âu là
Thành thị trung đại ra đời như thế nào? Đóng vai trò gì?
Chính quyền Xô Viết Nghệ Tĩnh tồn tại trong khoảng thời gian bao lâu?
Vì sao Lương Thế Vinh được gọi là Trạng Lường?
Vì sao phong trào Cần Vương thất bại? Trắc nghiệm kèm lời giải chi tiết
Óc Eo là tên gọi của? Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 10
Đặc điểm chung của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam là
Quang Trung Nguyễn Huệ là gì của nhau? Giải đáp nhanh
Tại sao Nguyễn Tất Thành lựa chọn sang Pháp để tìm đường cứu nước?