Khởi nghĩa Lam Sơn là một chiến công lẫy lừng của dân tộc Việt, dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi đã chấm dứt 20 năm đô hộ của quân Minh và mở ra thời kỳ phát triển mới cho đất nước. Vậy, nhờ đâu mà phong trào này lại có sức ảnh hưởng lớn và giành được chiến công vang dội? Trong bài viết này, Hoc365 sẽ cùng bạn phân tích nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Khái quát về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Trước khi tìm hiểu nguyên nhân thắng lợi khởi nghĩa Lam Sơn, Hoc365 sẽ khái quát những thông tin chung về cuộc đấu tranh này dưới đây:
- Mục đích: Mục đích bạn đầu của khởi nghĩa Lam Sơn là “Phù Lê diệt Trịnh”, sau đó, vì vua nhà Lê chỉ là bù nhìn nên tướng Lê Lợi quyết định lập nên nhà nước thời Lê Sơ do Lê Lợi làm vua. Đồng thời, khởi nghĩa Lam Sơn nổ ra do hậu quả của chính sách cai trị tàn bạo của nhà Minh. Từ đó, dẫn đến sự căm thù trong nhân dân ta, với lòng yêu nước, họ đã đứng lên khởi nghĩa.
- Thời gian diễn ra: 1418 – 1427
- Người lãnh đạo: Lãnh đạo chính khơi nguồn cho cuộc nổi dậy ở Lam Sơn là Lê Lợi. Bên cạnh đó, quá trình đấu tranh còn có thêm sự hỗ trợ của Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Lê Văn An.
- Các giai đoạn chính: Khởi nghĩa Lam Sơn gồm 3 giai đoạn chính:
- 1418 – 1425: ở vùng núi Thanh Hóa
- 1425 – 1427: tiến công ra Bắc
- 1427: chiến thắng ở Chi Lăng – Xương Giang
Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Khởi nghĩa Lam Sơn nổ ra trong giai đoạn hết sức khó khăn, khi nhiều cuộc nổi dậy đã bị đánh bại một cách tàn khốc khiến nhiều anh hùng hào kiệt và người dân phải ngã xuống. Thế nhưng, cuộc đấu tranh lần này lại giành thắng lợi vẻ vang và mở ra thời kỳ độc lập cho dân tộc.
Để tìm hiểu nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là gì, chúng ta sẽ cùng điểm qua nguyên nhân diễn ra và kết quả cuộc khởi nghĩa trước nhé.
Nguyên nhân nổ ra cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Khi quân Minh bắt đầu xâm lược đất Việt, chế độ thống trị của chúng hết sức tàn độc. Suốt 20 năm đô hộ nước ta, nhà Minh đã tàn phá đất nước, làm cho xã hội khủng hoảng sâu sắc, người dân lâm vào cảnh lầm than.
Thế nhưng, chế độ thống trị ấy cũng phải khuất phục trước tinh thần đấu tranh giải phóng dân tộc của ta. Chính vì thế, dưới sự căm thù giặc ngoại xâm và lòng yêu nước, nhân dân ta đã đồng lòng cầm vũ khí đứng lên đấu tranh dưới sự chỉ huy của Lê Lợi.
Kết quả khởi nghĩa Lam Sơn
Sau 10 năm đấu tranh, nghĩa quân Lam Sơn đã tiêu diệt hơn 10 vạn quân Minh, bắt sống 1 vạn tên, đồng thời đánh bại các tướng lớn như Lương Minh, Liễu Thăng, Ô Mã Nhi… Đến năm 1428, đất nước chính thức sạch bóng quân xâm lược, chấm dứt 20 năm đô hộ của nhà Minh.
Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi nhờ một số nguyên nhân sau:
- Tinh thần đấu tranh: Nhân dân ta có truyền thống nồng nàn yêu nước, dũng cảm, ý chí đấu tranh kiên cường và bất khuất, sẵn sàng hy sinh thân mình để giành lại độc lập dân tộc. Bên cạnh đó là tinh thần quyết chiến, quyết tâm đấu tránh đánh giặc ngoại xâm.
- Người lãnh đạo tài giỏi: Khởi nghĩa Lam Sơn có sự chỉ huy tài tình của đội ngũ lãnh đạo, trong đó đứng đầu là Lê Lợi. Ông là người lãnh đạo khởi nghĩa yêu nước, có công trong việc khơi nguồn, kêu gọi tinh thần đấu tranh của nhân dân và đưa ra những chiến lược đúng đắn. Ngoài ra, Nguyễn Trãi cũng đóng góp kế hoạch, chiến thuật để cuộc khởi nghĩa đi đến thắng lợi. Họ biết kết hợp sức mạnh quân sự và ngoại giao để đánh bại kẻ thù.
- Sử ủng hộ từ nhân dân: Nghĩa quân Lam Sơn nhận được sự đồng lòng từ phía nhân dân. Tất cả tầng lớp từ già, trẻ, gái, trai ở mọi nơi trên đất nước đều đoàn kết đánh giặc. Họ hăng hái gia nhập lực lượng vũ trang, tham gia vào cuộc khởi nghĩa hoặc ở vị trí hậu cần tiếp tế lương thực cho chiến sĩ.
Ý nghĩa lịch sử khởi nghĩa Lam Sơn
Ý nghĩa lịch sử to lớn của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là chấm dứt 20 năm đô hộ của phong kiến nhà Minh. Để tìm hiểu rõ hơn, độc giả có thể tham khảo bài viết ý nghĩa lịch sử khởi nghĩa Lam Sơn trên kênh của chúng tôi nhé.
Trên đây là những phân tích chi tiết về nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Hy vọng thông tin và chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích với bạn đọc. Đừng quên theo dõi Hoc365 để cùng chia sẻ kiến thức lịch sử nhé.
Bài viết liên quan
Vì sao các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau?
Vì sao Xiêm là nước duy nhất ở khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của phương Tây
Hãy trình bày diễn biến của cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn chỉ huy
Bước 1 của kế hoạch Nava được thực hiện như thế nào?
Tại sao nghệ thuật Ấn Độ lại chịu ảnh hưởng của tinh thần tôn giáo?
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến phong trào Đồng Khởi
Người tối cổ xuất hiện sớm nhất ở đâu? Trắc nghiệm Lịch sử 6
Giai cấp giữ vai trò sản xuất chính trong lãnh địa phong kiến ở Tây Âu là
Thành thị trung đại ra đời như thế nào? Đóng vai trò gì?
Chính quyền Xô Viết Nghệ Tĩnh tồn tại trong khoảng thời gian bao lâu?
Vì sao Lương Thế Vinh được gọi là Trạng Lường?
Vì sao phong trào Cần Vương thất bại? Trắc nghiệm kèm lời giải chi tiết
Óc Eo là tên gọi của? Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 10
Đặc điểm chung của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam là
Quang Trung Nguyễn Huệ là gì của nhau? Giải đáp nhanh
Tại sao Nguyễn Tất Thành lựa chọn sang Pháp để tìm đường cứu nước?