Chi tiết luật pháp thời Lê Sơ: Luật Hồng Đức

Rate this post

Thời Lê Sơ là giai đoạn mà chế độ quân chủ chuyên chế tập quyền trong lịch sử Việt Nam đạt đến đỉnh cao của sự phát triển cũng như sự suy thoái. Ngoài tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa giáo dục… thì luật pháp là một yếu tố không nhỏ ảnh hưởng đến sự phát triển của nhà Lê lúc bấy giờ. Vậy luật pháp thời Lê Sơ như thế nào? Cùng Hoc365 tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Khái quát chung về nhà Lê Sơ

Nhà Lê Sơ là giai đoạn đầu của triều đại quân chủ nhà Hậu Lê. Nhà Lê được thành lập sau khi Lê Lợi nổi dậy kêu gọi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn để đánh bại ách thống trị của nhà Minh.

Thời kỳ này có 10 vị hoàng đế thuộc 6 thế hệ, hoàng đế nhà Lê nắm mọi quyền hành, đặc biệt là đời Lê Thái Tông xã hội có sự phát triển ổn định và thịnh vượng nhất.

Khái quát chung về nhà Lê Sơ

Tồn tại từ năm 1428 đến 1527, kéo dài được 100 năm thì triều đại này bị gián đoạn bởi nhà Mạc. Mạc Đăng Dung cướp ngôi và tự lập mình lên làm Hoàng đế. Sau đó 6 năm thì được tái lập với tên gọi là nhà Lê Trung Hưng.

Luật pháp thời Lê Sơ là gì?

Bộ luật chính thức của nhà nước Đại Việt thời Lê Sơ là Luật Hồng Đức. Đây là tên gọi thông dụng của bộ Quốc triều hình luật hay Lê triều hình luật. Bộ luật này vẫn còn lưu giữ đầy đủ cho đến ngày nay.

Luật pháp thời Lê Sơ là gì

Luật Hồng Đức bao gồm tổng hợp nhiều quy phạm pháp luật thuộc các lĩnh vực khác nhau như: Luật hình sự, luật tố tụng, luật dân sự, luật hôn nhân – gia đình, luật hành chính… Dù Luật Hồng Đức không phải là tên gọi chính thức của bộ luật này nhưng vì Quốc triều hình luật (là bộ luật của các triều đại phong kiến Việt Nam) của nhà Hậu Lê hoàn thiện vào thời Lê Thánh Tông nên gọi là Luật Hồng Đức.

Chi tiết về chế độ luật pháp thời Lê Sơ

Quốc triều hình luật của nhà Hậu Lê được hoàn thiện ở thời vua Lê Thánh Tông, nên còn được gọi là Luật Hồng Đức. Ở bộ luật này, Đại Việt đã hình thành nhà nước pháp quyền sơ khởi và thuộc loại sớm trên thế giới.

Lê Thánh Tông lấy những quan điểm của Nho Giáo để làm hệ tư tưởng, chỉ đạo việc biên soạn và ban hành pháp luật, nhằm thể chế hóa nhà nước phong kiến Đại Việt, với truyền thống nhân nghĩa, lấy dân làm gốc.

chế độ luật pháp thời Lê Sơ

Nội dung chính của luật pháp thời Lê Sơ là:

  • Bảo vệ quyền lợi của vua và hoàng tộc.
  • Bảo vệ quyền lợi của quan lại và giai cấp thống trị địa chủ phong kiến.
  • Bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế
  • Gìn giữ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
  • Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.

chế độ luật pháp thời Lê Sơ

Luật pháp thời Lê Sơ có gì giống và khác thời Lý – Trần

Pháp luật thời Lê Sơ và thời Lý – Trần có một số điểm giống nhau sau:

  • Cơ bản về bản chất đều mang tính giai cấp và đẳng cấp.
  • Mục đích của bộ luật là để bảo vệ quyền lợi của các giai cấp thống trị, trước hết là vua, triều đình, các quan lại cao cấp, sau cùng là củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền.
  • Đều chứa một số điều luật nhằm ổn định xã hội, khuyến khích nông nghiệp phát triển.

Luật pháp thời Lê Sơ có gì giống và khác thời Lý - Trần

Một số điểm khác nhau giữa nhà nước và pháp luật thời Lê sơ và thời Lý – Trần:

  • Thời Lý – Trần: Chưa bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, chỉ bảo vệ quyền lợi của tư hữu và giai cấp thống trị.
  • Thời Lê sơ: Chú trọng vào bảo quyền quyền lợi quốc gia, giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của dân tộc và bảo vệ quyền lợi của phụ nữ. Bên cạnh đó còn hạn chế phát triển nô tì.

Các câu hỏi thường gặp khác

Bộ luật thời Lê Sơ có tên là gì?

Bộ luật chính thức của nhà nước Đại Việt vào thời Lê sơ là Luật Hồng Đức. Đây là tên gọi phổ biến của Bộ Quốc triều hình luật hay Lê triều hình luật.

Bạn có nhận xét gì về luật pháp thời Lê sơ?

Pháp luật thời Lê Sơ đầy đủ, hoàn chỉnh và có quy củ hơn các bộ luật trước đó. Điều luật như bảo vệ quyền lợi của người dân và phụ nữ được thêm vào mang đến những thay đổi tích cực cho xã hội phong kiến lúc bấy giờ.

Vừa rồi Hoc365 đã tổng hợp chi tiết luật pháp thời Lê sơ và những đánh giá cụ thể. Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ hữu ích với bạn đọc. Đừng quên theo dõi Hoc365 để tổng hợp kiến thức lịch sử mới nhé.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Tối ưu giao diện hiển thị, tốc độ tải trang website hoc365.edu.vn trên thiết bị của bạn.