Luật Hồng Đức là bộ luật chính thức của Đại Việt thời Lê Sơ. Đây được xem là thành tựu nổi tiếng và quan trọng trong lịch sử lập pháp của nước Việt Nam. Vậy mục đích ra đời của luật Hồng Đức là gì? Hãy cùng Hoc365 tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây!
Sự ra đời của bộ luật Hồng Đức
Bộ luật Hồng Đức là tên thông dụng cả Quốc triều hình luật. Theo Viện Sử học Việt Nam, bộ luật này được khởi thảo từ thời vua Lê Thái Tổ, Đến năm 1483, Lê Thánh Tông sai các đình thần sửa đổi và biên soạn lại, khi đó bộ luật Hồng Đức chính thức ra đời.
Bộ luật Hồng Đức được sử dụng xuyên suốt ở nước ta từ thời vua Lê Thánh Tông đến hết thế kỷ XVIII. Dù có tham khảo bộ luật nhà Minh, nhà Đường ở Trung Quốc những luật Hồng Đức chứa đựng nhiều điểm tiến bộ hơn, phù hợp với đặc điểm xã hội và tôn giáo Đại Việt lúc bấy giờ.
Với sự ra đời của bộ luật Hồng Đức, nước Đại Việt đã hình thành nhà nước pháp quyền sơ khởi, thuộc loại sớm trên thế giới lúc đó.
Bộ luật Hồng Đức ra đời nhằm mục đích gì?
Giống như các bộ luật phong kiến khác, luật Hồng Đức thể hiện rõ bản chất giai cấp của nó. Sự phát triển cao độ của chế độ phong kiến tập quyền thời Lê Sơ đề ra yêu cầu xây dựng pháp luật hoàn chỉnh để ổn định trật tự xã hội có lợi cho giai cấp thống trị.
Mục tiêu hàng đầu của nó là bảo vệ vương quyền, địa vị và quyền lợi của giai cấp phong kiến. Bên cạnh đó, nó là sự pháp điển hóa tư tưởng chính trị và đạo đức Nho giáo. Trong những hoàn cảnh kể trên, bộ luật Hồng Đức ra đời đáp ứng yêu cầu phát triển sang giai đoạn mới của chế độ phong kiến Việt Nam.
Ý nghĩa của bộ Luật Hồng Đức
Mặc dù mang bản chất giai cấp thống trị nhưng không thể phủ nhận các điểm đặc sắc và tiến bộ của nó. Bao gồm những quy định bảo vệ quyền lợi nhân dân, tầng lớp dưới, nô tì. người cô quả, khuyết tật,…
Nhiều quy định của bộ luật Hồng Đức tập trung bảo vệ người dân chống lại sự ức hiếp, sách nhiễu của cường hào và quan lại.
Bên cạnh đó, bộ luật Hồng Đức còn có một số quy định để bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, trẻ em và người dân tộc thiểu số. Điều này phản ánh truyền thống nhân đạo, tôn trọng phụ nữ, tư tưởng “lấy dân làm gốc”, lấy làng xã làm nền tảng của sự phát triển quốc gia.
Trong bộ luật Hồng Đức, cũng thất được tính dân tộc đậm nét, được kế thừa và phát huy từ những thành tựu pháp luật các triều đại trước. Vua Lê Thánh Tông còn biết kết hợp những ưu điểm của pháp luật phong kiến Trung Quốc để xây dựng bộ luật phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam.
Nếu như ngày nay, trẻ em, người tàn tật, phụ nữ, người già được xếp vào nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, yêu cầu sự quan tâm, giúp đỡ của cộng đồng. Thì hơn 500 về trước, luật Hồng Đức đã có những quy định về trách nhiệm của xã hội, nhất và giai cấp quan chức đối với nhóm người này. Đây được xem là một trong những điểm tiến bộ, nhân đạo của luật pháp thời Lê Sơ.
Thông qua bài viết trên đây của Hoc365, bạn đã có thêm kiến thức lịch sử về luật Hồng Đức ra đời nhằm mục đích gì chưa? Nếu thấy bài viết hay và hữu ích đừng quên đánh giá 5 sao và chia sẻ đến cho bạn bè của mình cùng đọc nhé!
Bài viết liên quan
Vì sao các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau?
Vì sao Xiêm là nước duy nhất ở khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của phương Tây
Hãy trình bày diễn biến của cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn chỉ huy
Bước 1 của kế hoạch Nava được thực hiện như thế nào?
Tại sao nghệ thuật Ấn Độ lại chịu ảnh hưởng của tinh thần tôn giáo?
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến phong trào Đồng Khởi
Người tối cổ xuất hiện sớm nhất ở đâu? Trắc nghiệm Lịch sử 6
Giai cấp giữ vai trò sản xuất chính trong lãnh địa phong kiến ở Tây Âu là
Thành thị trung đại ra đời như thế nào? Đóng vai trò gì?
Chính quyền Xô Viết Nghệ Tĩnh tồn tại trong khoảng thời gian bao lâu?
Vì sao Lương Thế Vinh được gọi là Trạng Lường?
Vì sao phong trào Cần Vương thất bại? Trắc nghiệm kèm lời giải chi tiết
Óc Eo là tên gọi của? Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 10
Đặc điểm chung của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam là
Quang Trung Nguyễn Huệ là gì của nhau? Giải đáp nhanh
Tại sao Nguyễn Tất Thành lựa chọn sang Pháp để tìm đường cứu nước?