Đặc điểm chung về tình hình chính trị của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?

5/5 - (1 bình chọn)

Chiến tranh thế giới thứ nhất, Đông Nam Á có những chuyển biến về tình hình chính trị, dẫn đến sự bùng nổ của phong trào độc lập dân tộc ở đây. Vậy đặc điểm chung về tình hình chính trị của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì? Hãy cùng Hoc365 giải đáp trắc nghiệm và trả lời chi tiết ngay sau đây!

Đặc điểm chung về tình hình chính trị của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?

Câu hỏi trắc nghiệm

Đặc điểm chung về tình hình chính trị của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là:

A. Vẫn duy trì chế độ quân chủ chuyên chế
B. Bị chính quyền thực dân không chế.
C. Một số nước giành được quyền tự chủ trong chừng mực nhất định
D. Chính quyền thực dân có nguy cơ sụp đổ trước phong trào cách mạng.

Đáp án: B. Bị chính quyền thực dân khống chế.

Giải đáp nhanh: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, chính trị các nước Đông Nam Á đều bị chính quyền thực dân khống chế mạnh mẽ.

Giải đáp chi tiết: Đặc điểm chung về tình hình chính trị của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, chính sách khai thác và bóc lột thuộc địa của thực dân phương Tây đã tác động mạnh mẽ đến các nước Đông Nam Á. Tạo nên những chuyển biến quan trọng về mặt chính trị.

Chính trị các nước Đông Nam Á đều bị chính quyền thực dân khống chế. Toàn bộ quyền hành đều tập trung trong tay một đại diện của chính quyền thuộc địa hay chịu ảnh hưởng của các nước tư bản thực dân.

Cùng với những chuyển biến trong nước, thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và các cuộc cách mạng thế giới đã tác động mạnh mẽ đến phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á.

Giải đáp chi tiết: Đặc điểm chung về tình hình chính trị của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?

Khái quát chung về phong trào độc lập ở Đông Nam Á

So với những năm đầu thế kỷ XX, phong trào độc lập ở các nước Đông Nam Á đã có những bước tiến mới:

Bước phát triển của phong trào dân tộc tư sản và sự lớn mạnh của giai cấp tư sản:

  • Giai cấp tư sản đề ra những mục tiêu đấu tranh rõ ràng, đó là mục tiêu độc lập tự chủ như đòi quyền chính trị, kinh tế, đòi dùng tiếng mẹ đẻ,…
  • Đảng Tư sản được thành lập và ảnh hưởng rộng rãi trong xã hội.

Khái quát chung về phong trào độc lập ở Đông Nam Á

Bên cạnh đó, ở Đông Nam Á còn xuất hiện xu hướng vô sản:

  • Công nhân tiếp thu chủ nghĩa Mác Lênin nên chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức. Nhiều nước đã thành lập Đảng Cộng sản như Đảng Cộng sản Inđônêxia, Đảng Cộng sản Đông Dương, Mã Lai, Xiêm, Philippin…
  • Đảng đã lãnh đạo cách mạng, đưa phong trào công nhân trở nên sôi nổi, quyết liệt như: Xô viết Nghệ Tĩnh ở Việt Nam (1930 – 1931), khởi nghĩa vũ trang ở Inđônêxia (1926-1927),…

Hoc365 vừa giải đáp trắc nghiệm đặc điểm chung về tình hình chính trị của các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì. Nếu thấy hay và hữu ích hay chia sẻ bài viết đến cho bạn bè cùng tiếp thu thêm kiến thức nhé!

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Tối ưu giao diện hiển thị, tốc độ tải trang website hoc365.edu.vn trên thiết bị của bạn.