Từ đầu thế kỉ XVI, việc buôn bán giữa người Đại Việt với nước ngoài trở nên phổ biến, lý do là vì lúc đó người phương Tây đã tìm ra con đường biển có thể đi vòng quanh quốc tế. Khi đó, có rất nhiều khách thương mới đến từ nhiều nước, trong đó mật thiết nhất là Trung Quốc và Nhật Bản. Vậy, chúa Trịnh chúa Nguyễn có thái độ như thế nào trong việc mua bán với người nước ngoài? Cùng Hoc365 tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Câu hỏi trắc nghiệm
Chúa Trịnh, chúa Nguyễn có thái độ như thế nào trong việc mua bán với người nước ngoài?
A. Khuyến khích mua bán, trao đổi với thương nhân nước ngoài.
B. Bế quan tỏa cảng, không cho giao thương với người nước ngoài.
C. Ban đầu tạo điều kiện cho thương nhân nước ngoài vào buôn bán. Về sau hạn chế ngoại thương.
D. Ban đầu hạn chế ngoại thương nhưng càng về sau càng khuyến khích buôn bán với thương nhân nước ngoài.
Đáp án: C. Ban đầu tạo điều kiện cho thương nhân nước ngoài vào buôn bán. Về sau hạn chế ngoại thương.
Thái độ của chúa Trịnh, chúa Nguyễn trong việc mua bán với người nước ngoài là: Ban đầu tạo điều kiện cho thương nhân nước ngoài vào buôn bán, về sau hạn chế ngoại thương. Do vậy, từ nửa sau thế kỷ XVIII, các thành thị dần suy tàn.
Giải thích đáp án: Chúa Trịnh chúa Nguyễn có thái độ như thế nào trong việc mua bán với người nước ngoài?
Tham khảo nội dung dưới đây để hiểu thêm về hoạt động buôn bán với người nước ngoài trong thời kỳ này nhé.
Chính sách ngoại thương ở Đàng Ngoài
Nước Đại Việt thời Lê TRung Hưng bị chia cắt, mỗi phần lãnh thổ có một chính thể khác nhau nên hoạt động thương mại của 2 miền cũng tách biệt. Thời kỳ này, thương mại Đàng Ngoài có những bước phát triển đáng kể, trong đó phải kể đến sự tăng trưởng mạnh mẽ của hoạt động giao thương, buôn bán với nước ngoài.
Khác với thời Lê Sơ thực hiện chính sách đóng cửa đối với ngoại thương, chúa Trịnh thực thi chính sách mở cửa mua bán với nước ngoài. Bên cạnh các đối tác truyền thống từ phương Đông, thời kỳ này còn có thêm một số đối tác từ phương Tây như Hà Lan, Bồ Đào Nha, Anh, Pháp.
Chính sách ngoại thương ở Đà Trong
Bồ Đào Nha là nước đầu tiên có mặt ở Đàng Trong và tiến hành các hoạt động giao lưu buôn bán. Đàng Trong đã tạo điều kiện thuận lợi để các thương nhân Bồ Đào Nha đến buôn bán và kể cả xây dựng cơ sở kinh doanh. Ngoài ra, Hà Lan cũng là một trong những nước phương Tây có hoạt động buôn bán phát triển mạnh ở Đàng Trong.
Thương mại giữa Bồ Đào Nha, Hà Lan được xem là đỉnh cao trong quan hệ buôn bán giữa Đàng Trong với các nước phương Tây. Nó đã góp phần phá vỡ nền kinh tế tự cung tự cấp, thúc đẩy kinh tế Đàng Trong phát triển cũng như tạo điều kiện để tham gia vào quá trình hội nhập thương mại quốc tế.
Nhìn chung, thời gian đầu, chúa Nguyễn chúa Trịnh đều mở rộng giao thương buôn bán với người nước ngoài. Tuy nhiên, về sau lại thực thi chính sách hạn chế ngoại thương. Vậy lý do là gì? Cùng tìm hiểu nội dung tiếp theo nhé.
Vì sao chúa Trịnh chúa Nguyễn lại hạn chế việc mua bán với người nước ngoài
Thực tế, các chúa quyết định thi hành chính sách hạn chế ngoại thương vì sợ các nước phương Tây lợi dụng việc sang nước ta buôn bán để tìm cách xâm lược. Trong quá trình giao lưu mua bán, họ có thể thăm dò về địa lý lãnh thổ, tiềm lực, sức mạnh của Việt Nam để lăm le lấn chiếm.
Chính vì lý do đó, chúa Nguyễn chúa Trịnh đều quyết định hạn chế việc mua bán với người nước ngoài để giảm thiểu nguy cơ người phương Tây xâm chiếm đất nước.
Ảnh hưởng của ngoại thương đối với nền kinh tế lúc bấy giờ
Ngoại thương Đại Việt đã có những bước phát triển mạnh nhờ hoạt động ngoại thương với các đối tác phương Tây, phương Đông.
- Một số ngành kinh tế được kích thích phát triển, có sản phẩm xuất khẩu nhiều, kinh tế hàng hóa phát triển, làm giảm đi tính tự cung tự cấp của nền nông nghiệp, thủ công nghiệp.
- Thúc đẩy kinh doanh trong nước và giúp thương nhân tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm.
- Tiếp cận với thị trường phương Tây góp phần giúp thị trường tiêu thụ hiện đại hơn.
- Tạo nguồn thu lớn cho chi tiêu của triều đình nhờ đánh thuế thuyền nước ngoài.
Tuy nhiên, vì chính sách hạn chế hoạt động buôn bán với người nước ngoài về sau, ngoại thương Đại Việt bị suy tàn.
- Việc cản trở giao lưu buôn bán với các nước có nền khoa học công nghệ phát triển lúc bấy giờ khiến cho nước ta không có điều kiện tiếp cận với nền khoa học kỹ thuật tiên tiến.
- Kìm hãm sự phát triển của kinh tế, khiến cho Việt Nam ở trong tình trạng nông nghiệp lạc hậu.
Dĩ nhiên, kinh tế nói chung và ngoại thương nói riêng có sự sụt giảm trong thời kỳ này vẫn còn do rất nhiều nguyên nhân khác. Chẳng hạn như triều đình đặt ra nhiều quy định phiền hà, đánh thuế tùy tiện, tình hình các nước tư bản phương Tây không ổn định… Tham khảo thêm kinh tế Đàng Trong và Đàng Ngoài trên website chúng tôi nhé.
Các câu hỏi thường gặp khác
TK XVI-XVIII, các chúa Trịnh - Nguyễn cho thương nhân buôn bán nước ngoài để làm gì?
Để trao đổi hàng hóa
Tại sao chúa Trịnh và chúa Nguyễn chỉ cho thương nhân nước ngoài buôn bán ở vùng biên giới và hải đảo?
Để bảo vệ quốc gia tránh tình trạng chúng do thám nước ta.
Hạn chế giao lưu, buôn bán với nước ngoài có phải là biện pháp để bảo vệ chủ quyền đất nước?
Việc hạn chế giao lưu, buôn bán với nước ngoài không phải là biện pháp bảo vệ chủ quyền đất nước.
Vừa rồi đã đáp án chi tiết cho câu hỏi chúa Trịnh chúa Nguyễn có thái độ như thế nào trong việc mua bán với người nước ngoài. Hy vọng thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích với độc giả. Đừng quên theo dõi Hoc365 để tổng hợp kiến thức lịch sử nhé.
Bài viết liên quan
Vì sao các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau?
Vì sao Xiêm là nước duy nhất ở khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của phương Tây
Hãy trình bày diễn biến của cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn chỉ huy
Bước 1 của kế hoạch Nava được thực hiện như thế nào?
Tại sao nghệ thuật Ấn Độ lại chịu ảnh hưởng của tinh thần tôn giáo?
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến phong trào Đồng Khởi
Người tối cổ xuất hiện sớm nhất ở đâu? Trắc nghiệm Lịch sử 6
Giai cấp giữ vai trò sản xuất chính trong lãnh địa phong kiến ở Tây Âu là
Thành thị trung đại ra đời như thế nào? Đóng vai trò gì?
Chính quyền Xô Viết Nghệ Tĩnh tồn tại trong khoảng thời gian bao lâu?
Vì sao Lương Thế Vinh được gọi là Trạng Lường?
Vì sao phong trào Cần Vương thất bại? Trắc nghiệm kèm lời giải chi tiết
Óc Eo là tên gọi của? Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 10
Đặc điểm chung của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam là
Quang Trung Nguyễn Huệ là gì của nhau? Giải đáp nhanh
Tại sao Nguyễn Tất Thành lựa chọn sang Pháp để tìm đường cứu nước?