Chữ Quốc ngữ ở Việt Nam ra đời xuất phát từ nhu cầu nào?

5/5 - (1 bình chọn)

Chữ Quốc ngữ ra đời ở Việt Nam đầu thế kỷ XVII và vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay. Nó được các giáo sĩ phương Tây dùng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt. Vậy chữ Quốc ngữ ở Việt Nam ra đời xuất phát từ nhu cầu nào? Lịch sử hình thành chữ Quốc ngữ như thế nào? Cùng Hoc365 tìm câu trả lời trong bài viết này nhé.

Câu hỏi trắc nghiệm

Trong thời gian đầu, Chữ Quốc ngữ ở Việt Nam ra đời xuất phát từ nhu cầu nào?

A. Truyền đạo

B. Viết văn tự

C. Sáng tác văn học

D. Phát triển kinh tế

Đáp án: A. Truyền đạo

Từ thế kỉ XVII, nhằm phục vụ quá trình truyền đạo, các giáo sĩ phương Tây đã sáng tạo ra chữ Quốc ngữ ở Việt Nam dựa trên cơ sở dùng chữ La-tinh để ghi âm tiếng Việt.

Chữ Quốc ngữ ở Việt Nam ra đời xuất phát từ nhu cầu nào

Giải thích đáp án: Chữ Quốc ngữ ở Việt Nam ra đời xuất phát từ nhu cầu nào?

Cùng tìm hiểu thêm về sự ra đời của chữ Quốc ngữ trong nội dung dưới đây nhé.

Chữ Quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào?

  • Đến thế kỉ XVII, tiếng Việt trở nên phong phú và đa dạng cách sử dụng hơn. Một số giáo sĩ phương Tây đã học tiếng Việt để truyền đạo Thiên Chúa. Họ dùng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt.
  • Trải qua một thời gian dài, với sự kết hợp của các giáo sĩ phương Tây và người Việt Nam, năm 1651 giáo sĩ A-lêc-xăng đơ Rốt đã cho xuất bản cuốn Từ điển Việt – Bồ – Latinh.

=> Chữ Quốc ngữ ra đời.

Chữ Quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào

Lịch sử ra đời chữ Quốc ngữ

Chữ Quốc ngữ được hình thành bởi các tu sĩ thuộc dòng Tên trong quá trình truyền bá đạo Công giáo ở Việt Nam vào đầu thế kỷ XVII dưới quy chế bảo trợ của Bồ Đào Nha. Francisco de Pina là nhà truyền giáo đầu tiên thông thạo tiếng Việt, ông bắt đầu xây dựng phương pháp ghi âm tiếng Việt bằng chữ cái Latinh.

Vào thế kỷ XVII, khi tiếng Việt đã phong phú hơn, các giáo sĩ phương Tây bắt đầu học tiếng Việt để truyền bá đạo Kitô giáo ở Việt Nam. Người Bồ Đào Nha đến Việt Nam từ thế kỷ XVII, họ đi lại, giao thương bằng đường biển và cư trú ở nhiều nơi, nhất là Hội An (hải cảnh phồn thịnh nhất thời ấy).

Lịch sử ra đời chữ Quốc ngữ

Người Bồ Đào Nha đến Việt Nam từ đầu thế kỷ thứ 17. Họ thường đi lại buôn bán bằng đường biển và cư ngụ ở nhiều nơi, nhất là ở Hội An, hải cảng phồn thịnh thời ấy. Tiếp theo thương nhân, Hội An lại tiếp nhận nhiều giáo sĩ Bồ Đào Nha sang truyền Thiên Chúa giáo. Họ nhanh chóng học tiếng Á Đông. Giáo sĩ Francesco de Pina là người biết tiếng Việt thành thạo nhất và trở thành giáo sư của các tu sĩ đến sau.

Hai người Bồ Đào Nha Gaspar do Amaral và Antonio Barbosaà đã có công sáng tạo ra cách dùng chữ Latinh để ghi âm tiếng Việt mà sau này gọi là chữ Quốc ngữ, từ năm 1638. Ban đầu họ sáng tạo ra chữ Việt để dùng trong các giáo đoàn. Nhưng khi người Việt nắm bắt được lối viết này đã xác định đó là phương tiện tuyệt vời để thông tin, giáo dục và tiếp nhận ngay làm chữ của quốc gia.

Hiện nay, Quốc ngữ là hệ chữ viết thống nhất chính thức hiện nay của tiếng Việt, sử dụng ký tự Latinh, dựa trên các bảng chữ cái của nhóm ngôn ngữ Rôman, đặc biệt là bảng chữ cái Bồ Đào Nha, với các dấu phụ chủ yếu từ bảng chữ cái Hy Lạp.

Lịch sử ra đời chữ Quốc ngữ

Chữ Quốc ngữ ở Việt Nam ra đời xuất phát từ nhu cầu nào?

Dựa vào những phân tích trên, có thể thấy thời gian đầu chữ Quốc ngữ ra đời là xuất phát từ nhu cầu truyền bá đạo giáo. Lúc bấy giờ, chữ Quốc ngữ được dùng chủ yếu trong phạm vi các giáo đoàn, làm công tác truyền giáo chứ không được phổ cập rộng rãi trong xã hội.

Sau này, nhờ sự tiện lợi, phổ biến và dễ sử dụng, người Việt đã nhanh chóng tiếp nhận và sử dụng làm chữ của quốc gia.

Chữ Quốc ngữ ở Việt Nam ra đời xuất phát từ nhu cầu nào

Các câu hỏi thường gặp khác

Chữ Quốc ngữ có ưu điểm gì so với chữ Hán và chữ Nôm?

Chữ Quốc ngữ được đánh giá là tiện lợi, khoa học, dễ phổ biến vì có thể ghép với nhau linh hoạt. Chính vì thế mà chữ Quốc ngữ đã được sử dụng cho tới ngày nay.

Ai là người tiên phong trong quá trình sáng tạo chữ Quốc ngữ?

Người được xác định là có công lớn nhất trong việc sáng tạo ra chữ Quốc ngữ và cũng thành thạo tiếng Việt nhắt chính là giáo sĩ Francesco de Pina người Bồ Đào Nha.

Trên đây là đáp án chi tiết cho câu hỏi chữ Quốc ngữ ở Việt Nam ra đời xuất phát từ nhu cầu nào. Với những lý giải cụ thể trên, hy vọng độc giả sẽ hiểu thêm về quá trình hình thành chữ Quốc Ngữ. Đừng quên theo dõi Hoc365 để tổng hợp kiến thức lịch sử mới và chính xác nhé.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Tối ưu giao diện hiển thị, tốc độ tải trang website hoc365.edu.vn trên thiết bị của bạn.