Chiến tranh Trịnh – Nguyễn là một trong những cuộc chiến dài và gây ra nhiều tổn thất nặng nề trong lịch sử nước ta. Từ cuộc chiến này, đất nước cũng được chia thành Đàng Trong và Đàng Ngoài tại sông Gianh. Cùng Hoc365 tìm hiểu lời giải cho câu hỏi chiến tranh Trịnh – Nguyễn diễn ra trong thời gian nào ngay trong bài viết sau đây!
Câu hỏi trắc nghiệm
Chiến tranh Trịnh – Nguyễn diễn ra trong thời gian nào?
A. Từ năm 1545 đến năm 1592.
B. Từ năm 1545 đến năm 1627.
C. Từ năm 1627 đến năm 1672.
D. Từ năm 1627 đến năm 1692.
Đáp án: C. Từ năm 1627 đến năm 1672.
Giải đáp nhanh: Chiến tranh Trịnh – Nguyễn diễn ra trong khoảng thời gian từ năm 1627 đến năm 1672, trải qua 7 cuộc chiến lớn nhỏ khác nhau.
Giải đáp chi tiết: Chiến tranh Trịnh – Nguyễn diễn ra trong thời gian nào?
Chiến tranh Trịnh – Nguyễn diễn ra dai dẳng từ năm 1627 đến năm 1672 với 7 lần đánh nhau. Diễn biến cuộc chiến chủ yếu diễn ra ở Quảng Bình, Hà Tĩnh ngày nay, Kết quả là hai bên dùng sông Gianh tại Quảng Bình chia cắt đất nước làm hai. Từ lúc này, Đại Việt chia thành hai phía gồm Đàng Trong và Đàng Ngoài.
Tại Đàng Ngoài, Trịnh Tùng nắm quyền, tuy nhiên vẫn phải dựa vào danh nghĩa của vua Lê, được gọi là Vua Lê – Chúa Trịnh. Còn ở Đàng Trong, con cháu Nguyễn Hoàng thay nhau cầm quyền gọi là chúa Nguyễn.
Tìm hiểu cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn
Cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn được xem là cuộc nội chiến trường kỳ trong lịch sử Việt Nam, không thua kém gì chiến tranh Lê – Mạc. Cuộc chiến Trịnh – Nguyễn thực sự diễn ra vào năm 1627 nhưng nếu tính trên cả mặt trận ngoại giao, xung đột thì giữa hai bên đã nổ ra từ năm trước.
Bối cảnh lịch sử
Sau khi Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm tiếp tục sự nghiệp “Phù Lê diệt Mạc”. Để thao túng quyền lực vào tay họ Trịnh, Trịnh Kiểm đã tìm cách loại trừ phe cánh họ Nguyễn. Lo sợ trước tình hình đó, Nguyễn Hoàng đã xin vào trấn thủ Thuận Hóa.
Tại Thuận Hóa, Nguyễn Hoàng đã cho xây dựng cơ nghiệp họ Nguyễn và trở thành thế lực cát cứ ở Đàng Trong. Vùng đất Thuận Hóa đã dần thoát khỏi sự lệ thuộc với họ Trịnh ở Đàng Ngoài.
Năm 1672, lo sợ thế lực họ Nguyễn lớn mạnh, chúa Trịnh đã đem quân vào đánh Thuận Hóa, từ đây chiến tranh Trịnh – Nguyễn chính thức bùng nổ.
Diễn biến chiến tranh Trịnh – Nguyễn
Cuộc chiến đầu tiên năm 1627: Trịnh Tráng lãnh đạo 20 vạn quân thủy bộ vào nam. Nhà Nguyễn cử các tướng đón đánh. Quân Trịnh không đánh lại quân Nguyễn nên phải bỏ chạy và thu quân về Bắc.
Cuộc chiến thứ hai năm 1633: Đứa con thứ 4 là Anh Kỳ của chúa Nguyễn lúc này trấn giữ Quảng Nam, âm mưu thông đồng với chúa Trịnh. Năm 1633, Trịnh Tráng khởi binh nam tiến lần hai. Tuy nhiên do Anh Kỳ không làm nội ứng nên quân Trịnh bị đánh úp rút chạy về Bắc.
Năm 1637, Thượng vương của nhà Nguyễn lúc này mang quân đánh úp chiếm Nam Bố Chính. Năm 1640, tướng Trịnh mang quân đánh phá Nam Bố Chính rồi rút về. Quân Nguyễn nhân thời cơ chiếm luôn Bắc Bố Chính.
Cuộc chiến thứ ba năm 1643: Trịnh Tráng điều quân vào chiếm lại Bắc Bố Chính. Tháng 6 năm 1643, chúa Trịnh cho ba tàu chiến tiến vào cửa Thuận An đánh chúa Nguyễn những vẫn bị bại trận.
Cuộc chiến thứ tư 1648: Trịnh Tráng sai Lê Văn Hiếu khởi binh nam tiến vào tháng 2 năm 1648, bị quân Nguyễn chặn đánh, thua lớn nên chạy lên đến tận sông Gianh. Vào tháng 3 năm đó, chúa Nguyễn ngã bệnh chết, quân Nguyễn từ bỏ ý định đánh ra Bắc.
Đại chiến thứ năm 1655 – 1660: Chúa Nguyễn sai quân tiến ra Bắc vào tháng 4 năm 1655. Đây là cuộc chiến kéo dài nhất, cũng là lần đầu tiên mà quân Nguyễn chủ động đánh Trịnh. Ban đầu quận Nguyễn thắng, sau đó quận Trịnh thắng.
Cuộc chiến thứ sáu 1661 – 1662: 1 năm sau, quân Trịnh tại tiến hành đưa quân vào nam tháng 10 năm 1661. Tuy nhiên, quân Trịnh vẫn thua và rút quân về.
Cuộc chiến thứ bảy năm 1672: Chúa Trịnh tiếp tục cử binh nam tiến năm 1672. Tuy nhiên lần này quân Trịnh vẫn không thể đánh bại quân Nguyễn nên phải đành rút lui về Đàng Ngoài.
Kết quả
Chiến tranh Trịnh -Nguyễn kết thúc sau khi hai bên không phân được thắng bại, phải lấy sông Gianh làm ranh giới phân chia đất nước.
Cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn đó là khiến cho đất nước ta bị chia cắt trong thời gian dài suốt hai thế kỷ, gây mâu thuẫn và thù hằn dân tộc.
Chiến tranh ròng rã 46 năm đã gây cho người dân nhiều tổn thất về người và của, triệt phá đồng ruộng, xóm làng, đặc biệt các ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình.
Câu hỏi liên quan
Chiến tranh Trịnh Nguyễn diễn ra ở đâu?
Chiến tranh Trịnh - Nguyễn diễn ra tàn khốc nhất ở các vùng đất Quảng Bình và Hà Tĩnh ngày nay.
Tính chất của cuộc chiến tranh Trịnh Nguyễn là gì?
Tính chất của chiến tranh Trịnh - Nguyễn là cuộc chiến tranh phi nghĩa. Bản chất chỉ là tranh chấp quyền lực giữa các thế lực phong kiến.
Hoc365 vừa mang đến cho quý bạn đọc thông tin về chiến tranh Trịnh – Nguyễn diễn ra trong thời gian nào. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm được kiến thức về cuộc chiến tranh Trịnh Nguyễn nhé!
Bài viết liên quan
Vì sao các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau?
Vì sao Xiêm là nước duy nhất ở khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của phương Tây
Hãy trình bày diễn biến của cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn chỉ huy
Bước 1 của kế hoạch Nava được thực hiện như thế nào?
Tại sao nghệ thuật Ấn Độ lại chịu ảnh hưởng của tinh thần tôn giáo?
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến phong trào Đồng Khởi
Người tối cổ xuất hiện sớm nhất ở đâu? Trắc nghiệm Lịch sử 6
Giai cấp giữ vai trò sản xuất chính trong lãnh địa phong kiến ở Tây Âu là
Thành thị trung đại ra đời như thế nào? Đóng vai trò gì?
Chính quyền Xô Viết Nghệ Tĩnh tồn tại trong khoảng thời gian bao lâu?
Vì sao Lương Thế Vinh được gọi là Trạng Lường?
Vì sao phong trào Cần Vương thất bại? Trắc nghiệm kèm lời giải chi tiết
Óc Eo là tên gọi của? Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 10
Đặc điểm chung của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam là
Quang Trung Nguyễn Huệ là gì của nhau? Giải đáp nhanh
Tại sao Nguyễn Tất Thành lựa chọn sang Pháp để tìm đường cứu nước?