Chi tiết: Vì sao Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long?

4.8/5 - (6 bình chọn)

Quyết định dời đô của vua Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) từ Hoa Lư về Thăng Long đã tạo nên bước ngoặt lớn đối với sự phát triển đất nước. Vậy, vì sao vua Lý Thái Tổ dời đô về Đại La (Thăng Long)? Cùng Hoc365 tìm hiểu lời giải chi tiết và chính xác nhất trong bài viết dưới đây nhé.

Vì sao Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long

Vì sao Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long?

Lý Công uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư về Đại La (Thăng Long) vì:

  • Kinh đô Hoa Lư là vùng đất hẹp và có nhiều đất đá, do đó chúng không còn phù hợp với tình hình phát triển đất nước ở thời điểm hiện tại.
  • Địa thế Thăng Long nằm ở vị trí thuận lợi (trung tâm đồng bằng Bắc Bộ), phù hợp với sự phát triển lâu dài của đất nước.
  • Mong muốn tìm vị trí ổn định về chính trị để tạo tiền đề phát triển kinh tế, đưa đất nước đi lên.
  • Thể hiện quyết tâm và minh chứng rằng đất nước đã đủ lớn mạnh để phát triển, sánh vai cùng với phương Bắc. Chúng ta không cần phải luôn sống trong thế phòng thủ, dựa vào sự hiểm trở của vùng đất Hoa Lư.

Từ những nguyên nhân trên, năm 1010 Lý Công Uẩn đã dời đô từ Hoa Lư về Đại La (Hà Nội ngày nay). Sau đó, ông đổi tên Đại La thành Thăng Long với ý nghĩa rồng bay lên, thể hiện niềm tin về sự phát triển của đất nước.

vì sao vua Lý Thái Tổ dời đô về Đại La

Bài tập trắc nghiệm có liên quan

Câu 1: Tại sao Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư về Đại La?

A. Thăng Long gần Đình Bảng, quê cha đất tổ của họ Lý.
B. Địa thế Thăng Long đẹp hơn Hoa Lư.
C. Đóng đô ở Hoa Lư, các triều đại không kéo dài được.
D. Thăng Long ở vị trí trung tâm, có điều kiện thuận tiện để trở thành trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của một quốc gia độc lập.

Đáp án: D. Thăng Long ở vị trí trung tâm, có điều kiện thuận tiện để trở thành trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của một quốc gia độc lập.

Câu 2: Tại sao pháp luật thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu, bò?

A. Đạo Phật được đề cao, nên cấm sát sinh.
B. Trâu, bò là động vật quý hiếm.
C. Trâu, bò là động vật linh thiêng.
D. Để bảo vệ sản xuất nông nghiệp.

Đáp án: D. Để bảo vệ sản xuất nông nghiệp.

Câu 3: Nhà Lý luôn kiên quyết giữ vững nguyên tắc gì trong khi duy trì mối bang giao với các nước láng giềng?

A. Hòa hảo thân thiện.
B. Đoàn kết tránh xung đột.
C. Giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
D. Mở cửa, trao đổi, lưu thông hàng hóa.

Đáp án: C. Giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

Câu 4: Nhà Lý có chính sách gì đối với miền biên viễn?

A. Ban cấp ruộng đất cho các tù trưởng dân độc miền núi.
B. Gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng miền núi.
C. Cho các tù trưởng miền núi tự quản lý vùng đất của mình.
D. Không can thiệp vào tình hình vùng biên giới.

Đáp án: B. Gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng miền núi.

Câu 5: Thế nào là chính sách “ngụ binh ư nông”?

A. Cho quân sĩ địa phương luân phiên về cày ruộng, khi cần triều đình sẽ điều động.
B. Cho toàn bộ quân địa phương về quê sản xuất, khi cần sẽ điều động.
C. Cho cấm quân luân phiên nhau về sản xuất, khi cần trình sẽ điều động.
D. Cho những quân sĩ hết tuổi quân dịch về quê sản xuất.

Đáp án: A. Cho quân sĩ địa phương luân phiên về cày ruộng, khi cần triều đình sẽ điều động.

Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 7

Trên đây là tổng hợp thông tin lý giải vì sao nhà Lý dời đô về Thăng Long, hy vọng sẽ hữu ích với quý bạn đọc. Ngoài ra, đừng quên ghé thăm Hoc365 thường xuyên để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích ở đa dạng các chủ đề khác nhau.

1 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Tối ưu giao diện hiển thị, tốc độ tải trang website hoc365.edu.vn trên thiết bị của bạn.