Chi tiết: Bộ luật thời Lê sơ có tên là gì?

Rate this post

Vào thời Lê sơ, các quy định về luật pháp đã có những tiến bộ rõ rệt so với thời kỳ trước. Quyền lợi không chỉ tập trung vào giai cấp cầm quyền mà còn hướng đến bảo vệ phụ nữ, bảo vệ lãnh thổ quốc gia và những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Vậy bộ luật thời Lê sơ có tên là gì? Cùng Hoc365 tìm hiểu đáp án ngay trong bài viết này nhé.

Câu hỏi: Bộ luật thời Lê sơ có tên là gì?

Bộ luật thời Lê sơ có tên là Hồng Đức hay còn gọi là Quốc triều hình luật. Đây là bộ luật tổng hợp và phổ biến ở các triều đại phong kiến Việt Nam. Tuy nhiên vào thời Lê sơ, bộ luật này đã có những cải tiến nhất định và được đặt với tên gọi là Hồng Đức.

Bộ luật thời Lê sơ có tên là gì

Nội dung bộ luật bao gồm nhiều quy định pháp luật thuộc các lĩnh vực khác nhau như: Lĩnh vực hình sự, dân sư, luật hôn nhân và gia đình, luật tố tụng, luật hành chính. Văn bản bộ luật này là một trong những thư tịch có giá trị cổ nhất hiện vẫn còn được lưu trữ ở Viện nghiên cứu Hán-Nôm.

Bộ luật thời Lê sơ có tên là gì

Chi tiết: Bộ luật thời Lê sơ – Luật Hồng Đức

Qua nội dung trên, có thể thấy tên gọi bộ luật thời Lê sơ là Hồng Đức. Vậy, bộ luật này có nguồn gốc từ đâu, bao gồm những nội dung gì và có ý nghĩa như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết hơn trong nội dung dưới đây nhé.

Bố cục luật Hồng Đức

Luật Hồng Đức hay Quốc triều hình luật nằm trong cuốn sách A.341 gồm có 13 chương. Nội dung ghi chép trong 6 quyển (trong đó 5 quyển có 2 chương/ quyển và 1 quyển có 3 chương).

Luật Hồng Đức có 722 điều. Trước khi vào các chương thì Quốc triều hình luật còn có biểu đồ quy định về hạng để tang và tang phục, kích thước và xá hình roi, trượng, gông, dây sắt…

13 chương trong bộ luật thời Lê sơ gồm có: Chương Danh lệ (49 điều), chương Vệ cấm (47 điều), Vi chế (144 điều), Quân chính (43 điều), Hộ hôn (58 điều), Điền sản (59 điều), Thông hian (10 điều), Đạo tặc (54 điều), Đấu tụng (50 điều), Trá ngụy (38 điều), Tạp luật (92 điều), Bộ vong (13 điều), Đoán ngục (65 điều).

Bộ luật thời Lê sơ có tên là gì

Nội dung bộ luật Hồng Đức

Trong bộ luật thời Lê sơ – Luật Hồng Đức gồm có các quy định về hình sự, dân sự, quy định trong hôn nhân – gia đình và quy định tố tụng. Quy định dân sự sẽ đề cập đến các lĩnh vực như quan hệ sỡ hữu, quan hệ hợp đồng, thừa kế và một số trách nhiệm dân sự.

Nội dung bộ luật Hồng Đức

Trong quy định hình sự đưa ra các nguyên tắc chủ đạo, phân loại tội phạm, hình phạt. Bên cạnh đó luật hôn nhân gia đình thì quy định điều kiện kết hôn, chất dứt hôn nhân và quan hệ gia đình. Để tìm hiểu cụ thể hơn, mời độc giả đón đọc bài viết nội dung chính của bộ luật Hồng Đức nhé.

Ý nghĩa của bộ luật Hồng Đức

Bộ luật thời Lê sơ – Luật Hồng Đức mang ý nghĩa to lớn trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Chính vì những tiến bộ tích cực nên về cơ bản, nó đã được duy trì thi hành ở nhiều thế kỷ sau. Đến khi nhà Nguyễn ban hành luật Gia Long thì tinh thần của những quy trình trong luật Hồng Đức vẫn còn sống mãi.

Bộ luật ấy đã có những quy định khá tiến bộ, đặc biệt là việc công nhận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Bảo vệ quyền lợi và nâng cao địa vị của họ, từ đó góp phần bài trừ quan điểm “trọng nam khinh nữ”.

Ý nghĩa của bộ luật Hồng Đức

Trên đây là những giải đáp chi tiết của Hoc365 đối với câu hỏi Bộ luật thời Lê sơ có tên là gì. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn hiểu hơn về luật pháp thời Lê sơ. Đừng quên theo dõi Hoc365 để cập nhật kiến thức lịch sử mỗi ngày nhé.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Tối ưu giao diện hiển thị, tốc độ tải trang website hoc365.edu.vn trên thiết bị của bạn.