Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) là cuộc khởi nghĩa đánh đuổi quân Minh xâm lược và kết thúc bằng việc giành lại độc lập cho nước Đại Việt và thành lập nhà Hậu Lê. Vậy, ai là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và họ đã góp phần làm nên thắng lợi của khởi nghĩa như thế nào? Cùng Hoc365 tham khảo trong bài viết này nhé.
Bối cảnh lịch sử khởi nghĩa Lam Sơn
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn diễn ra từ năm 1418 đến 1427, trong bối cảnh vô cùng khó khăn. Sau khi đánh bại nhà Hồ, nhà Minh đặt ách đô hộ lên nước Việt, đặt nước Việt trở thành quận Giao Chỉ.
Lúc này có rất nhiều cuộc nổi dậy chống quân Minh, điển hình là nhà Hậu Trần nhưng đã bị đánh bại một cách tàn khốc. Liên tiếp 2 vua nhà Hồ và một vua nhà Hậu Trần bị bắt về Bắc, vua Trùng Quang và các tướng đều tử tiết.
Mặc dù vậy, dưới sự cai trị tàn bạo, khắc nghiệt của nhà Minh, người Việt rất oán hận, luôn ấp ủ chờ thời cơ nổi dậy. Đó chính là bối cảnh nổ ra cuộc khởi nghĩa Lam Sơn vang danh lẫy lừng. Vậy, ai là người đứng đầu chỉ huy cuộc khởi nghĩa này, tham khảo ở nội dung tiếp theo nhé.
Ai là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Tìm hiểu rõ hơn về người lãnh đạo khởi nghĩa Lam Sơn ở nội dung dưới đây nhé.
Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo nhằm đánh đuổi quân Minh xâm lược và thành lập nước Đại Việt trở lại.
Lúc bấy giờ, tinh thần chống đối của người Việt đã lắng xuống khá nhiều so với thời nhà Hồ mới mất. Một lớp nhân tài nổi lên chống đối trước đây đã bị tiêu diệt. Một số cuộc khởi nghĩa chống Minh vẫn hoạt động nhưng lẻ tẻ và không có khả năng mở rộng.
Trong bối cảnh đó, Lê Lợi đã đứng lên khởi nghĩa ở Lam Sơn, đúng như Nguyễn Trãi viết trong Bình Ngô đại cáo:
Vừa khi cờ nghĩa dấy lên
Chính lúc quân thù đang mạnh…
Tuấn kiệt như sao buổi sớm
Nhân tài như lá mùa thu.
Mùa xuân năm Mậu Tuất 1418, Lê Lợi đã cùng các hào kiệt có chung chí hướng như Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Trãi, Lê Văn An… và các tưởng văn, võ phất cờ khởi nghĩa Lam Sơn. Ông xưng là Bình Định Vương, kêu gọi người dân Đại Việt lúc bấy giờ đồng lòng nổi dậy đánh đuổi quân xâm lược Minh.
Vài nét về Lê Lợi – Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Lê Lợi sinh ngày 10/9/1385 tại Lam Sơn (nay thuộc huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa) trong gia đình “đời đời làm quân trưởng một phương”. Ông là con út của Trịnh Thị Ngọc Hương và Lê Khoáng.
Khi quân Minh chiếm nước, ông đã nuôi chí lớn đứng lên đánh đuổi quân xâm lăng. Nhà Minh nghe tiếng ông, dụ ông làm quan, nhưng không thể khuất phục tinh thần yêu nước của vị tướng này. Ông nói: “Làm trai nên giúp nạn lớn, lập công to, để tiếng thơm muôn đời, cớ sao lại chịu bo bo làm đầy tớ người?”
Năm Lê Lợi 21 tuổi cũng là lúc nhà Minh đem 80 vạn quân sang xâm lược nước Việt. Cuộc kháng chiến chống quân Minh của vương triều nhà Hồ thất bại, nước Đại Việt bị rơi vào ách thống trị tàn bạo của giặc ngoại xâm. Trước cảnh đất nước bị kẻ thù tàn phá, Lê Lợi đã nung nấu ý định đánh đuổi chúng ra khỏi bờ cõi.
Đầu năm 1416, tại núi rừng Lam Sơn thuộc đất Thanh Hóa, Lê Lợi cùng 18 người bạn thân thiết đã làm lễ thề đánh giặc giữ yên quê hương. Đó là hội Thề Lũng Nhai đã đi vào sử sách.
Sau một thời gian chuẩn bị chín muồi, đầu năm 1418, Lê Lợi xưng là Bình Định Vương, truyền hịch đi khắp nơi, kêu gọi nhân dân đứng lên đánh giặc cứu nước. Lê Lợi là linh hồn, là lãnh tụ tối cao của cuộc khởi nghĩa ấy.
Công lao Lê Lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Khi được đặt câu hỏi, lãnh đạo khởi nghĩa Lam Sơn là ai, người dân Việt Nam ta nghĩ ngay đến Lê Lợi. Bởi chính sự thành công của phong trào đó đã góp phần không nhỏ trong sự nghiệp giành lại độc lập dân tộc.
Để làm nên thắng lợi vẻ vang và danh tiếng lẫy lừng ấy, phải kể đến những đóng góp to lớn của Lê Lợi. Trong đó, ông đã:
- Dám đứng lên lãnh đạo nhân dân chống lại ách thống trị tàn bạo của nhà Minh.
- Dẫn dắt quân khởi nghĩa bằng lối đánh chiến lược để mang lại nhiều trận thắng lợi lớn.
- Chấp nhận hy sinh để đứng lên đánh đuổi quân xâm lược và thành lập được một đội quân vững mạnh.
- Góp phần đánh bại nhà Minh, kết thúc 20 năm chịu sự đô hộ.
- Với cương vị là một vị hoàng đế đầu tiên của triều Lê, ông đã đặt cơ sở vững vàng cho việc khẳng định nền độc lập, thống nhất quốc gia, cho công cuộc xây dựng lại đất nước và một bước phát triển mới của chế độ phong kiến.
Vừa rồi Hoc365 đã giải đáp câu hỏi ai là người lãnh đạo khởi nghĩa Lam Sơn. Ngoài ra còn một số thông tin chi tiết xoay quanh vì tướng dũng cảm này. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ hữu ích với độc giả. Đừng quên theo dõi Hoc365 để tham khảo kiến thức học tập nhé.
Bài viết liên quan
Vì sao các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau?
Vì sao Xiêm là nước duy nhất ở khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của phương Tây
Hãy trình bày diễn biến của cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn chỉ huy
Bước 1 của kế hoạch Nava được thực hiện như thế nào?
Tại sao nghệ thuật Ấn Độ lại chịu ảnh hưởng của tinh thần tôn giáo?
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến phong trào Đồng Khởi
Người tối cổ xuất hiện sớm nhất ở đâu? Trắc nghiệm Lịch sử 6
Giai cấp giữ vai trò sản xuất chính trong lãnh địa phong kiến ở Tây Âu là
Thành thị trung đại ra đời như thế nào? Đóng vai trò gì?
Chính quyền Xô Viết Nghệ Tĩnh tồn tại trong khoảng thời gian bao lâu?
Vì sao Lương Thế Vinh được gọi là Trạng Lường?
Vì sao phong trào Cần Vương thất bại? Trắc nghiệm kèm lời giải chi tiết
Óc Eo là tên gọi của? Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 10
Đặc điểm chung của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam là
Quang Trung Nguyễn Huệ là gì của nhau? Giải đáp nhanh
Tại sao Nguyễn Tất Thành lựa chọn sang Pháp để tìm đường cứu nước?