Thể chế chính trị ở Đàng Ngoài khá đặc biệt vì vừa có vua, vừa có chúa. Sự phân quyền của hai bên cũng có nhiều điều đáng để quan tâm lúc bấy giờ. Hãy cùng Hoc365 tìm hiểu thể chế chính trị ở Đàng Ngoài được gọi là gì ngay trong bài viết sau!
Câu hỏi trắc nghiệm
Thể chế chính trị ở Đàng ngoài được gọi là?
A. Vua Lê
B. Chúa Trịnh
C. Chúa Nguyễn
D. Vua Lê – Chúa Trịnh
Đáp án: D. Vua Lê – Chúa Trịnh
Giải đáp nhanh: Thể chế chính trị ở Đàng Ngoài được gọi là Vua Lê – Chúa Trịnh. Ở đây, họ Trịnh nắm toàn bộ quyền thống trị nhưng cần dựa vào danh nghĩa vua Lê, được gọi là “vua Lê – chúa Trịnh”.
Giải đáp chi tiết: Thể chế chính trị ở Đàng Ngoài được gọi là gì?
Năm 1527, Mạc Đăng Dung phế bỏ triều Lê lập ra triều Mạc. Tướng nhà Lê là Nguyễn Kim tập hợp lực lượng chống nhà Mạc ở Thanh Hóa, khôi phục triều Lê, Lê Trang Tông lên ngôi vua vào năm 1533.
Năm 1545, Nguyễn Kim chết, giao bình quyền cho cho con rể là Trịnh Kiểm. Vào năm 1592, Trình Tùng (con Trình Kiểm) đánh bại triều Mạc, chiếm kinh thành Thăng Long, cùng con cháu họ Trịnh kế tục xưng vương, được nhân dân gọi là chúa Trịnh.
Toàn bộ thực quyền đều nằm trong tay chúa Trịnh, còn vua Lê chỉ là danh nghĩa. Phạm vi thống trị của vua Lê – chúa Trịnh chỉ còn từ sông Gianh trở ra Bắc, ngoài là Đàng Trong.
Tình hình chính trị ở Đàng Ngoài
Năm 1600, Trịnh Tùng được phong vương, chính thức trở thành chúa. Từ đây, họ Trịnh lập ra hệ thống tổ chức chính quyền ở phủ chúa tương ứng với chính quyền có sẵn bên vua Lê.
Chúa Trịnh nắm thực quyền điều hành triều đình, đồng loạt đoạt các chính sách đời sống xã hội và khống chế triều đình nhà Lê. Mọi ý định chống lại họ Trịnh đều thất bại và bị giết.
Tuy nhiên, chính quyền Lê – Trịnh không có cơ sở vững chắc trong lòng dân, thường xuyên đương đầu với sự uy hiếp từ chúa Trịnh nên sớm có ý thức hình thành một lực lượng quân đội thường trực đủ mạnh để tự vệ.
Họ Trịnh lúc bấy giờ vừa tổ chức cuộc chiến chống Đàng Trong, vừa phải đối phó với tàn dư họ Mạc ở Cao Bằng. Chúa Trịnh phải huy động thêm nhiều nhân dân làng xã, phiên chế thành hương binh, phủ binh.
Sau khi dẹp yên các cuộc khởi nghĩa của nông dân Đàng Ngoài, Trịnh Sâm điều quân vượt sông Gianh và chiếm được Phú Xuân, mở rộng bờ cõi Bắc Hà.
Tìm hiểu chúa Trịnh dưới thời vua Lê
Chúa Trịnh dưới thời vua Lê hầu như nắm hoàn toàn việc cai trị đất nước. Đây được xem là triều đại ổn định và lâu bền nhất trong lịch sử Việt Nam.
Chúa Trịnh dưới thời vua Lê hoạt động như thế nào?
Chúa Trịnh cầm quyền từ năm 1545 – 1786, tổng cộng có 13 chúa. Thời gian nắm quyền của các chúa Trịnh dài hơn so với các triều đại nhà Trần, Mạc, Tiền Lê và Hồ,…
Các chúa Trịnh đã tránh một số vấn đề quản lý triều đình bằng cách lựa chọn người giỏi nhất từ thế hệ của họ để cai trị đất nước. Thứ bậc anh em không được họ Trịnh coi trọng nhiều. Chúa Trịnh cũng giống như nhà Nguyễn sau này là gặp phải vấn đề với các cuộc nổi dậy của nông dân.
Các chúa Trịnh giữ mối quan hệ khá tốt với Trung Quốc, họ giữ gìn xã hội Khổng giáo hơn các chúa Nguyễn. Những người châu Âu, cả người Hà Lan và người Anh đều lập những điểm nhỏ ở trung tâm Thăng Long nhưng không phát triển được thời chúa Nguyễn.
Với cương vị là người cầm trịch bộ máy chính quyền, chúa Nguyễn vừa phải cảnh giác với sự nổi dậy đòi quyền họ Lê, các chúa Trịnh phải luôn có thái độ cứng rắn, cương quyết để bảo vệ địa vị của mình. Chỉ có các cua Lê Trung Hưng phải bằng lòng sống với họ Trịnh thì mới có thể tồn tại.
Vì sao chúa Trịnh không thích làm vua?
Chúa Trịnh là chính quyền khá lớn mạnh, đủ sức để lật đổ vua Lê, nắm hoàn toàn quyền lực cai quản Đàng Ngoài lúc này. Thế nhưng, lý do mà chúa Trịnh không phế truất vua Lê như sau:
- Đầu tiên, nếu chúa Trịnh lên ngôi vua, phế truất vua Lê thì sẽ bị xem là cướp đoạt vương quyền, bị nhân dân thù oán, ghét bỏ và nổi dậy lật đổ.
- Nếu chúa Trịnh lật đổ vua Lê thì chúa Nguyễn ở Đàng Trong lại có cớ đem quân xâm lược lãnh thổ Đàng Ngoài với danh nghĩa giải cứu vua Lê.
- Chúa Nguyễn lo rằng triều đại phong kiến Trung Quốc sẽ đem quân xâm lược nước ta với danh nghĩa giải cứu nhà Lê.
Chúa Trịnh không phế truất vua Lê mà vẫn giữa trên danh nghĩa để đảm bảo bảo an toàn cho đất nước, ngôi vị và lấy lòng nhân dân.
Câu hỏi thường gặp
Chúa Trịnh đầu tiên có tên là gì?
Trịnh tùng (1550 - 1623) là vị chúa chính thức đầu tiên của dòng họ Trịnh dưới thời nhà Lê trung hưng trong lịch sử Việt Nam.
Vua Lê - chúa Trịnh tồn tại bao nhiêu năm?
Vua Lê - chúa Trịnh tồn tại khoảng 256 năm, là chính quyền ổn định nhất trong lịch sử Việt Nam.
Hoc365 vừa giải đáp câu hỏi thể chế chính trị ở Đàng Ngoài được gọi là gì một cách chi tiết nhất. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích giúp cho bạn trong học tập cũng như bổ sung thêm kiến thức lịch sử cho bản thân. Theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều bài viết hay hơn nữa nhé!
Bài viết liên quan
Vì sao các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau?
Vì sao Xiêm là nước duy nhất ở khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của phương Tây
Hãy trình bày diễn biến của cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn chỉ huy
Bước 1 của kế hoạch Nava được thực hiện như thế nào?
Tại sao nghệ thuật Ấn Độ lại chịu ảnh hưởng của tinh thần tôn giáo?
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến phong trào Đồng Khởi
Người tối cổ xuất hiện sớm nhất ở đâu? Trắc nghiệm Lịch sử 6
Giai cấp giữ vai trò sản xuất chính trong lãnh địa phong kiến ở Tây Âu là
Thành thị trung đại ra đời như thế nào? Đóng vai trò gì?
Chính quyền Xô Viết Nghệ Tĩnh tồn tại trong khoảng thời gian bao lâu?
Vì sao Lương Thế Vinh được gọi là Trạng Lường?
Vì sao phong trào Cần Vương thất bại? Trắc nghiệm kèm lời giải chi tiết
Óc Eo là tên gọi của? Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 10
Đặc điểm chung của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam là
Quang Trung Nguyễn Huệ là gì của nhau? Giải đáp nhanh
Tại sao Nguyễn Tất Thành lựa chọn sang Pháp để tìm đường cứu nước?