Trịnh Nguyễn phân tranh là thời kỳ chính quyền của chúa Nguyễn ở Đàng Trong và chúa Trịnh ở Đàng Ngoài đánh nhau dữ dội nhưng không bên nào giành được thắng lợi tuyệt đối. Cuối cùng phải lấy một con sông làm giới tuyến chia đôi 2 miền đất nước. Vậy con sông nào được lấy làm ranh giới chia cắt giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài? Cùng Hoc365 tìm ra câu trả lời chi tiết trong bài viết này nhé.
Câu hỏi trắc nghiệm
Con sông nào được lấy làm ranh giới chia cắt giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài?
A. Sông Bến Hải.
B. Sông Thạch Hãn.
C. Sông Gianh.
D. Sông Lam.
Đáp án: C. Sông Gianh
Trong cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn, quân Trịnh án ngữ ở đèo Ngang, nhưng ranh giới thực sự giữa Bắc Nam là sông Gianh. Bờ bắc của sông có chợ Ba Đồn là nơi mà quân Trịnh trao đổi hàng hóa và mua đồ ăn uống. Bờ nam của sông có một vài thành lũy của nhà Nguyễn, các di tích này hiện vẫn còn một số ít.
Giải thích: Con sông nào được lấy làm ranh giới chia cắt giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài?
Dưới đây là những phân tích chi tiết về sự phân chia giữa Đàng Trong, Đàng Ngoài và ranh giới phân chia.
Vài nét về sông Gianh
Sông Gianh là một trong những dòng sông từng in đậm dấu nét của lịch sử. Trong thế kỷ 17 và 18, đây chính là ranh giới giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài, chia cắt nước ta tới hơn 150 năm.
Cùng sông Kiến Giang, sông Gianh là một trong 2 dòng sông mang biểu tượng của tỉnh Quảng Bình. Dòng sông này có chiều dài 160 km, bắt nguồn từ dãy Trường Sơn và chảy phần lớn trên địa bàn của tỉnh Quảng Bình.
Sông Gianh không chảy qua Hà Tĩnh và Quảng Trị mà chảy qua các huyện của Quảng Bình gồm Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bố Trạch, Quảng Trạch, thị xã Ba Đồn, trước khi đổ ra biển. Cửa sông có cảng biển là cảng Giang.
Trong “Đại Nam nhất thống chí” (1875), dòng sông này còn được gọi với cái tên Linh Giang. Xóm làng nơi đây trù phú, hai bên bờ là phù sa đỏ nặng cùng với nguồn thủy lợi dồi dào. Sông Gianh huyền bí và linh thiêng với lòng sông rộng, đáy sông sâu và dòng chảy lúc hiền hòa, lúc mãnh liệt đã che chở cho biết bao con người trong những cuộc chiến thù trong, giặc ngoài.
Nguyên nhân dẫn đến chia cắt đất nước thành Đàng Trong, Đàng Ngoài
- Nguyễn Kim chết, Trịnh Kiểm lên nắm toàn bộ binh quyền (Đàng Ngoài).
- Nguyễn Hoàng vào trấn thủ vùng đất Thuận Hóa và xây dựng thế lực phong kiến họ Nguyễn (Đàng Trong).
- Nguyễn Hoàng đối đầu với họ Trịnh, chiến tranh nổ ra quyết liệt và mâu thuẫn ngày một sâu sắc.
- Năm 1627-1672, chiến tranh Trịnh – Nguyễn không phân thắng bại nên đành giảng hòa, đất nước chia làm hai: Đàng Ngoài và Đàng Trong.
=> Đất nước bị chia cắt
Tiến trình chia cắt đất nước Đàng Trong, Đàng Ngoài
- Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra Nhà Mạc – Bắc Triều.
- Năm 1533, Nguyễn Kim (võ quan triều Lê) chạy vào Thanh Hóa và lập một người thuộc dòng dõi nhà họ Lê lên làm vua, lấy danh nghĩa là “Phù Lê diệt Mạc” (Nam triều).
- Chiến tranh Nam – Bắc triều bùng nổ, đến cuối thế kỉ XVI thì Triều Mạc bị lật đổ.
- Năm 1545, sau khi Nguyễn Kim mất, Trịnh Kiểm lên nắm quyền.
- Chiến tranh giữ Nguyễn Hoàng và họ Trịnh nổ ra gay gắt, vì không phân được thắng bại nên lấy sông Gianh làm giới tuyến phân chia lãnh thổ.
- Từ sông Gianh ra Bắc thuộc Họ Trịnh (Trịnh Tùng nắm quyền) là Đàng Ngoài (Bắc Hà), biến vua Lê thành bù nhìn.
- Từ Sông Gianh vào Nam thuộc Họ Nguyễn là Đàng Trong (Nam Hà).
- Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa, giành giật địa vị và quyền lợi trong tổ chức phong kiến.
- Sự chia cắt đất nước kéo dài đến cuối thế kỉ XVIII, làm cản trở kinh tế phát triển, gây hậu quả nặng nề cho đất nước.
- Tổ chức chính quyền ở Đàng Ngoài với chế độ “vua Lê – chúa Trịnh”, vua Lê chỉ có danh nghĩa chứ thực chất không có quyền mà quyền hành thuộc về chúa Trịnh.
Trên đây là câu trả lời chi tiết cho câu hỏi con sông nào được lấy làm ranh giới chia cắt giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài. Hy vọng những phân tích của chúng tôi sẽ cung cấp thêm cho độc giả những thông tin hữu ích. Đừng quên theo dõi Hoc365 để cập nhật kiến thức lịch sử chính xác nhé.
Bài viết liên quan
Vì sao các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau?
Vì sao Xiêm là nước duy nhất ở khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của phương Tây
Hãy trình bày diễn biến của cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn chỉ huy
Bước 1 của kế hoạch Nava được thực hiện như thế nào?
Tại sao nghệ thuật Ấn Độ lại chịu ảnh hưởng của tinh thần tôn giáo?
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến phong trào Đồng Khởi
Người tối cổ xuất hiện sớm nhất ở đâu? Trắc nghiệm Lịch sử 6
Giai cấp giữ vai trò sản xuất chính trong lãnh địa phong kiến ở Tây Âu là
Thành thị trung đại ra đời như thế nào? Đóng vai trò gì?
Chính quyền Xô Viết Nghệ Tĩnh tồn tại trong khoảng thời gian bao lâu?
Vì sao Lương Thế Vinh được gọi là Trạng Lường?
Vì sao phong trào Cần Vương thất bại? Trắc nghiệm kèm lời giải chi tiết
Óc Eo là tên gọi của? Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 10
Đặc điểm chung của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam là
Quang Trung Nguyễn Huệ là gì của nhau? Giải đáp nhanh
Tại sao Nguyễn Tất Thành lựa chọn sang Pháp để tìm đường cứu nước?