Phân tích nghệ thuật quân sự trong khởi nghĩa Lam Sơn

2.6/5 - (8 bình chọn)

Trong suốt cuộc khởi nghĩa Lam Sơn có nhiều trận đánh lớn nhỏ khác nhau để đi đến chiến thắng toàn cuộc. Trong đó, công lao lớn nhất phải kể đến Lê Lợi và Nguyễn Trãi. Hai vị anh hùng này đã cùng xây dựng và thực hiện một đường lối đấu tranh tổng hợp, toàn diện trên mọi mặt trận.

Nhiều nhà nghiên cứu sử học đã rút ra khá nhiều đặc sắc nghệ thuật quân sự sau cuộc khởi nghĩa này. Hãy cùng Hoc365 đi phân tích nghệ thuật quân sự trong khởi nghĩa Lam Sơn ngay bên dưới nhé!

Phân tích nghệ thuật quân sự trong khởi nghĩa Lam Sơn

Phân tích nghệ thuật quân sự trong khởi nghĩa Lam Sơn

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn mang đến rất nhiều đặc sắc về nghệ thuật quân sự. Nó không chỉ giúp nhân dân giành thắng lợi mà còn làm tiền đề cho thế hệ con cháu đời sau học hỏi, giúp đánh tan quân xâm lược.

Nghệ thuật vây thành, diệt viện

Vào cuối năm 1427, sau khi nghe tin 15 vạn quân dịch sẽ tiến đánh nước ra. Nghĩa quân Lam Sơn đã tiến hành trận quyết chiến tại Chi Lăng – Xương Giang, đánh tan đạo quân viện binh chủ yếu của địch, khiến âm mưu “cố thủ chờ viện” của chúng bị phá sản, buộc Vương Thông phải hạ vũ khí đầu hàng, rút quân về nước.

Đây được xem là trận chiến có một không hai trong lịch sử dân tộc, để lại nhiều kinh nghiệm quý về nghệ thuật quân sự nhất là sự tạo lập thế trận khéo, linh hoạt và sáng tạo để tiêu diệt quân địch.

Quân ta đã tận dụng triệt để địa hình, xây dựng thế trận hiểm hóc và có chiều sâu:

Trên cơ sở nắm bắt tình hình của quân địch, tận dụng sự chủ quan của quân Minh, Lê Lợi cho rằng nếu biết tận dụng được thế thiên hiểm của địa hình thì dễ khiến cho quân địch suy yếu.

Từ những suy tính đó, Lê Lợi quyết định chọn khu vực từ cửa Pha Lũy (Lạng Sơn) đến thành Xương Giang (Bắc Giang) tạo lập thế trận tiêu diệt địch. Có thế thấy, từ Lạng Sơn về Đông Giang có địa hình khá hiểm với nhiều núi và trung du, cánh đồng trống trải rất tiện để triển khai các đội hình bí mật.

Với cánh đồng trống trải, ta có thể tấn công từ nhiều hướng khi gom địch lại thành lực lượng lớn. Bên cạnh đó, khu vực này khá xa biên giới và nơi đóng quân của chúng, địch không thể đưa quân đến chi viện kịp thời.

Trên cơ sở đó, quân địch đã nhanh chóng rơi vào thế trận của chúng ta nên bị tiêu diệt hoàn toàn.

Nghệ thuật vây thành, diệt viện

Tổ chức, sử dụng và bố trị lực lượng linh hoạt, tạo thế đánh rộng khắp nơi nhưng lại có trọn điểm để tiêu diệt địch:

Lê Lợi đã tổ chức một lực lượng vừa đủ để vây hãm thành Đông Quan và giữ ải Lê Hoa. Lực lượng còn lại tập trung cho trận quyết chiến Chi Lăng – Xương Giang.

Trong trận này, ta đã tổ chức thành các bộ phận chính bao gồm: nghi binh lừa dụ địch, bao vây và phục binh, cơ động tiến công,… Các lực lượng này sẽ tác chiến ở một khoảng cách hợp lý, tiện chỉ huy, chi viên, hỗ trợ và phối hợp với lực lượng dân binh, thổ binh trong địa bàn. Từ đó vừa đảm bảo phân tác đánh địch, vừa có thể nhanh chóng tập trung lực lượng để giải quyết các tình huống tác chiến đột xuất.

Như vậy, với tài thao lược xuất sắc của Lê Lợi cùng Bộ Thống soái Nghĩa quân đã tổ chức và bố trí lực lượng chặt chẽ, khoa học. Từ đó, hình thành một thế đánh chủ động, đẩy địch và thế bị động.

Nghệ thuật vây thành, diệt viện

Vận dụng, kết hợp linh hoạt các biện pháp tác chiến, tạo thế đánh liên tục, dẫn đến tiêu hao quân địch: 

Thực tiễn của trận đánh đã chứng minh điều này. Quân ta thực hiện kế sách “thanh dã” trong khu vực địch đi qua, ta quét sạch các đồn, trạm chú chúng từ Lạng Sơn về Đông Quan. Khi chúng bị bao vây tứ phía ở Xương Giang, chúng ta đã chặn và cắt đứt hoàn toàn đường vận chuyển lương thực, thuốc men của chúng.

Cùng với đó, nghĩa quân Lam Sơn liên tục tổ chức các trận đánh trong suốt chặng đường cơ động, làm cho lực lượng quân địch ngày càng giảm.

Có thể thấy, Nhờ vận dụng thành công chiến lược đánh tiêu hao quân địch này mà nghĩa quân Lam Sơn đã tạo ra một thế trận vô cùng có lợi cho ta. Vừa phá được thế của giặc để đẩy chúng vào thế bị động, dần bị tiêu hao về số lượng.

Nghệ thuật vây thành, diệt viện

Nghệ thuật vừa đánh vừa đàm

Có thế thấy, nghệ thuật vừa đánh vừa đàm của nghĩa quân Lam Sơn đã rất hay và được sử dụng một cách triệt để.  Lê Lợi sử dụng tương quan so sánh lực lượng khi ta yếu với mục đích giảm nhuệ khí của địch, làm cho địch chủ quan. Bên cạnh đó, còn có mục đích là thăm dò quận giặc và củng cố lực lượng của quân ta.

Vào năm 1423, sau nhiều trận đánh, quân ta khá bất lợi về số lượng và chiến lược. Lê Lợi đã khôn ngoan đề nghị giảng hòa với quân Minh để rút quân về căn cứ Lam Sơn, củng cố lực lượng và chuẩn bị những trận đánh lớn với chiến lược tốt hơn.

Nhờ vậy, sau giai đoạn đó, quân ta đã chiến giành chiến thắng rất nhiều trong cách trận đánh lớn nhỏ. Và dù giành thắng lợi, Lê Lợi và Nguyễn Trãi đã chủ động giảng hòa đề kết thúc chiến tranh trong vinh quang.

Nghệ thuật vừa đánh vừa đàm

Đánh giặc bằng ngòi bút

Nguyễn Trãi đã soạn thảo những bức thư gửi cho các tướng lĩnh giặc Minh đang trực tiếp đánh nghĩa quân Lam Sơn trên chiến trường. Những bức thư này chính là vũ khí mà Lê Lợi đã sử dụng để đánh vào lòng địch một cách tài tình thông qua hai hình thức đấu tranh hòa đàm và dụ hàng, đóng góp không nhỏ vào thành công cuộc khởi nghĩa.

Cụ thể, nhân danh Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn, Nguyễn Trãi đã gửi thư để lên án bọn xâm lăng và dụ hàng chúng. Đánh vào tinh thần quân địch với những dòng chữ tố cáo tội ác, vạch trần những luận điệu lừa bịp.

Qua đó, có thể phát huy chính nghĩa dân tộc, tập hợp lực lượng từ không đến có, từ yếu đến mạnh để chống lại bọn giặc ngoại xâm.

Theo quan điểm của Nguyễn Trãi, đánh vào tinh thần là một, đánh vào thành trì là hai. Qua đó, vừa tránh cho nghĩa quân Lam Sơn chỗ mạnh của quân Minh, vừa tiết kiệm xương máu của binh sĩ.

Bên cạnh đó, Nguyễn Trãi còn đến Tam Giang để chiêu dụ quân lính và tướng giữ thành là Lưu Thanh ra hàng. Không những vậy, tướng Minh là Thái Phúc còn nghe theo lời khuyên của Nguyễn Trãi mở cửa thành ra hàng trong thế địch còn mạnh.

Có thể thấy rằng, bằng tầm nhìn sâu rộng của nhà chính trị, nhà quân sự lỗi lạc và nhà văn xuất chúng. Nguyễn Trãi đã mang đến một loại vũ khí sắc bén, góp phần rất lớn vào thành công của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Đánh giặc bằng ngòi bút

Nhận xét nghệ thuật quân sự trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Thông qua phân tích nghệ thuật quân sự của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, có thể rút ra tóm lược và nhận xét như sau:

  • Lê Lợi chọn vùng núi Lam Sơn với những điều kiện về “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, là căn cứ quan trọng để đóng quân.
  • Bộ tham mưu Lam Sơn đã biết dựa vào nhân dân, xây dựng lực lượng nghĩa quân từ nhân dân để hình thành một cuộc chiến tranh toàn dân đánh giặc.
  • Lê Lợi và Nguyễn Trãi đặc biệt coi trọng vấn đề xây dựng lực lượng quân sự và đấu tranh vũ trang. Coi đó là mũi tấn công chủ đạo để nhằm tiêu hao và tiêu diệt sinh lực địch.
  • Bên cạnh tấn công bằng quân sự còn là một cuộc chiến tranh về ngoại giao, nhằm tác động vào ý chí xâm lược của giặc, tiến tới chấm dứt chiến tranh bằng cách mở ra cho quân Minh được đường lui.
  • Nghệ thuật vây thành và diệt viện rất đúng đắn, khéo léo và mang lại thành công tốt đẹp.
  • Nghệ thuận chuyển thế trận, phục kích, vây thành và đánh thành thông minh, đúng theo hướng đi vạch sẵn.

Nhận xét nghệ thuật quân sự trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Trên đây là những phân tích chi tiết nhất về nghệ thuật quân sự của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Có thể thấy, bằng những hướng đi đúng đắn, khéo léo trong cả quân sự và ngoại giao, Lê Lợi và Nguyễn Trãi đã lãnh đạo của khởi nghĩa Lam Sơn có được thắng lợi vẻ vàng nhất.

Nếu thấy bài viết hay và bổ ích thì đừng quên theo dõi Hoc365 để cập nhật thêm nhiều bài viết hay hơn nữa nhé!

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Tối ưu giao diện hiển thị, tốc độ tải trang website hoc365.edu.vn trên thiết bị của bạn.