Khởi nghĩa Yên Thế được xem là một trong những cuộc khởi nghĩa chống Pháp tiêu biểu vào cuối thế kỉ XIX. Vậy, vì sao cuộc khởi nghĩa Yên Thế được xem là cuộc khởi nghĩa nông dân? Cùng Hoc365 tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Bài tập trắc nghiệm
Vì sao cuộc khởi nghĩa Yên Thế được xem là cuộc khởi nghĩa nông dân?
A. Cuộc khởi nghĩa có nông dân tham gia dưới sự chỉ huy của văn thân, sĩ phu.
B. Cuộc khởi nghĩa mà mục tiêu chủ yếu là đòi ruộng đất cho nông dân.
C. Cuộc khởi nghĩa mà lực lượng tham gia chủ yếu là nông dân.
D. Cuộc khởi nghĩa mà lãnh đạo và lực lượng tham gia khởi nghĩa đều là nông dân.
Đáp án: D. Cuộc khởi nghĩa mà lãnh đạo và lực lượng tham gia khởi nghĩa đều là nông dân.
Giải thích: Cuộc khởi nghĩa Yên Thế được xem là cuộc khởi nghĩa nông dân vì lãnh đạo và lực lượng tham gia khởi nghĩa đều là nông dân. Cụ thể, lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chính là Đề Nắm và Đề Thám đều có xuất thân từ nông dân. Ngoài ra, lực lượng đấu tranh cũng chủ yếu là nông dân Yên Thế, sau đó lan rộng ra một số tỉnh thành lân cận.
Chi tiết: Tại sao cuộc khởi nghĩa Yên Thế được xem là cuộc khởi nghĩa nông dân?
Cuộc khởi nghĩa Yên Thế kéo dài từ năm 1884 – 1913 được xem là cuộc khởi nghĩa nông dân vì:
- Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là Đề Nắm và Đề Thám đều có xuất thân từ nông dân.
- Lực lượng tham gia cuộc khởi nghĩa phần lớn chính là nông dân tại Yên Thế.
- Mục đích chính của cuộc khởi nghĩa đó chính là giành lại quyền và lợi ích cho nông dân.
Bài tập trắc nghiệm có liên quan
Câu 1: Sự kiện nào đánh dấu sự chấm dứt của phong trào Cần Vương ở Việt Nam vào cuối thể kỷ XIX?
A. Khởi nghĩa Hương Khê thất bại.
B. Khởi nghĩa nông dân Yên Thế thất bại.
C. Vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt.
D. Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
Đáp án: A. Khởi nghĩa Hương Khê thất bại.
Câu 2: Vì sao phong trào Cần Vương thất bại?
A. Không được tầng lớp nhân dân ủng hộ.
B. Vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt.
C. Địa hình bất lợi trong quá trình đấu tranh.
D. Thiếu một giai cấp tiên tiến đủ sức lãnh đạo.
Đáp án: D. Thiếu một giai cấp tiên tiến đủ sức lãnh đạo.
Câu 3: Nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Thế là gì?
A. Bó hẹp trong một địa phương, dễ bị cô lập.
B. So sánh lực lượng quá chênh lệch, thực dân Pháp và phong kiến cấu kết đàn áp.
C. Chưa có sự lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến.
D. Tất cả các câu trên đều đúng.
Đáp án: D. Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 4: Tính chất của cuộc khởi nghĩa Yên Thế là gì?
A. Thể hiện tính dân tộc yêu nước sâu sắc.
B. Là phong trào giải phóng dân tộc.
C. Phong trào mang tính chất bảo vệ dân tộc.
D. Phong trào mang tính chất là cuộc cách mạng dân chủ tư sản.
Đáp án: A. Thể hiện tính dân tộc yêu nước sâu sắc.
Câu 5: Nông dân Yên Thế đứng lên nhằm mục đích gì?
A. Giúp vua cứu nước.
B. Bảo vệ cuộc sống.
C. Giành lại độc lập.
D. Cứu nước, cứu nhà.
Đáp án: B. Bảo vệ cuộc sống.
Trên đây là tổng hợp thông tin lý giải vì sao cuộc khởi nghĩa Yên Thế được xem là cuộc khởi nghĩa nông dân, Hoc365 hy vọng sẽ giúp ích cho quý bạn đọc. Ngoài ra, nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, đừng quên để lại ý kiến tại phần bình luận bên dưới để được giải đáp trong thời gian sớm nhất nhé.
Bài viết liên quan
Vì sao các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau?
Vì sao Xiêm là nước duy nhất ở khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của phương Tây
Hãy trình bày diễn biến của cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn chỉ huy
Bước 1 của kế hoạch Nava được thực hiện như thế nào?
Tại sao nghệ thuật Ấn Độ lại chịu ảnh hưởng của tinh thần tôn giáo?
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến phong trào Đồng Khởi
Người tối cổ xuất hiện sớm nhất ở đâu? Trắc nghiệm Lịch sử 6
Giai cấp giữ vai trò sản xuất chính trong lãnh địa phong kiến ở Tây Âu là
Thành thị trung đại ra đời như thế nào? Đóng vai trò gì?
Chính quyền Xô Viết Nghệ Tĩnh tồn tại trong khoảng thời gian bao lâu?
Vì sao Lương Thế Vinh được gọi là Trạng Lường?
Vì sao phong trào Cần Vương thất bại? Trắc nghiệm kèm lời giải chi tiết
Óc Eo là tên gọi của? Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 10
Đặc điểm chung của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam là
Quang Trung Nguyễn Huệ là gì của nhau? Giải đáp nhanh
Tại sao Nguyễn Tất Thành lựa chọn sang Pháp để tìm đường cứu nước?