Tính chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 (1939–1945) là gì?

5/5 - (1 bình chọn)

Tính chất của chiến tranh thế giới thứ 2 (1939–1945) là gì? Tính chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 được chia làm mấy giai đoạn? Dưới đây là câu trả lời và lời giải thích chi tiết nhất được. Cùng Hoc365 tìm học nhé!

Tính chất của chiến tranh thế giới thứ 2 (1939–1945) là gì?

A. Chiến tranh đế quốc phi nghĩa nhằm giải quyết vấn đề thị trường, thuộc địa

B. Chiến tranh giải phóng vì dẫn đến sự ra đời của các quốc gia dân chủ nhân dân Đông Âu

C. Chiến tranh phi nghĩa về phe phát xít, chính nghĩa về các dân tộc chiến đấu chống phát xít

D. Nội chiến cách mạng để giải quyết những vấn đề trong nội bộ các nước

Đáp án đúng: C

Tính chất của chiến tranh thế giới thứ 2 (1939–1945) là gì?

Giải thích chi tiết: Tính chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 (1939–1945) là gì?

Tính chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ II được chia làm 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1 (1939 – 1941): Tính chất của chiến tranh thế giới thứ 2 là cuộc chiến tranh đế quốc, xâm lược phi nghĩa. Sự bành trướng của phát – xít Đức ở các quốc gia Châu Âu đã chà đạp nghiêm trọng lên quyền độc lập, tự chủ thiêng liêng của nhiều dân tộc, đã đẩy hàng triệu con người vô tội vào con đường chết chóc.
  • Giai đoạn 2 (1941 – 1945): Tính chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát-xít chính nghĩa do các cường quốc lớn do Liên Xô – Mỹ – Anh đứng đầu.

Giải thích chi tiết: Tính chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 (1939–1945) là gì?

Tóm tắt cuộc chiến tranh thế giới thứ 2

Nguyên nhân bùng nổ

Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ vì lý do chủ yếu dưới đây:

  • Nguyên nhân sâu xa:

Do sự tác động của quy luật phát triển không đồng đều về kinh tế, chính trị giữa các quốc gia tư bản trong thời kỳ đế quốc chủ nghĩa. Sự phát triển không đồng đều đã tạo ra sự so sánh lực lượng trong thế giới tư bản, khiến cho việc tổ chức và phân chia thế giới theo hệ thống hòa ước Vecxai – Oasinhton sau cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất không còn phù hợp. Do đó, nhất định phải đưa đến một cuộc chiến tranh thế giới mới giữa các nước đế quốc để phân chia lại thế giới.

  • Nguyên nhân trực tiếp:

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới từ năm 1929-1933 đã khiến cho những mâu thuẫn trở nên sâu sắc hơn. Điều này dẫn tới sự ra đời và cầm quyền của chủ nghĩa phát-xít ở một số quốc gia, với ý đồ gây chiến tranh phân chia lại thị trường thế giới.

Thủ phạm gây nên cuộc chiến tranh là phát-xít Đức – Italia – Nhật nhưng các cường quốc phương Tây với chính sách dung túng, nhượng bộ đã tạo điều kiện để phe phát-xít gây ra chiến tranh.

Kết quả chiến tranh thế giới thứ hai

Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của phe phát-xít Đức – Italia – Nhật:

  • Thắng lợi thuộc về các dân tộc trên thế giới đã kiên cường chống chủ nghĩa phát-xít
  • Liên Xô – Mỹ – Anh là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát-xít
  • Hơn 70 quốc gia cùng 1700 triệu người đã bị cuốn vào vòng xoáy chiến tranh, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế, thiệt hại vật chất lên đến 4000 tỉ đô
  • Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới

Kết quả chiến tranh thế giới thứ hai

Vai trò của chiến tranh thế giới thứ 2

Liên Xô – Mỹ – Anh là những lực lượng trụ cột trong việc tiêu diệt phát-xít Đức (1944 – 1945). Việc Liên Xô mở mặt trận tấn công Đức ở mặt trận phía Đông và quân Đồng Minh mở cuộc tấn công ở mặt trận phía Tây đã khiến cho quân Đức bị kẹp giữa hai gọng kìm, bị uy hiếp về tinh thần và nhanh chóng đi đến thất bại. Liên Xô đóng vai trò lớn trong trận công phá Béc-lin, tiêu diệt chủ nghĩa phát-xít Đức tại sào huyệt cuối cùng của chúng.

Tại mặt trận Thái Bình Dương (1944) liên quân Mỹ Anh đã triển khai các cuộc tấn công đánh chiếm quần đảo Philippin và Miến Điện.

Liên Xô – Mỹ – Anh đều là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát-xít Nhật. Cuộc tấn công của Mỹ, Anh ở khu vực chiếm đóng của Nhật ở Đông Nam Á đã thu hẹp dần thế lực của phát-xít Nhật.

Việc quân Mỹ uy hiếp, đánh phá các thành phố lớn của Nhật bằng không quân, đặc biệt Mỹ đã ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản đã có tác động lớn trong việc phá hủy phát-xít Nhật cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng việc Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật là một tội ác, gieo rắc thảm họa chết chóc kinh hoàng cho nhân dân Nhật Bản.

Vai trò của chiến tranh thế giới thứ 2

Hy vọng thông qua những thông tin được Hoc365 cung cấp, bạn đã hiểu được tính chất của chiến tranh thế giới thứ 2 (1939–1945) là gì? Và tính chất cuộc chiến ở từng giai đoạn khác nhau. Nếu thấy thông tin hữu ích, hãy để lại một like, share và ghé thăm trang web thường xuyên để cập nhật thêm những kiến thức mới nhé!

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Tối ưu giao diện hiển thị, tốc độ tải trang website hoc365.edu.vn trên thiết bị của bạn.