Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai là?

5/5 - (1 bình chọn)

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật diễn ra đánh dấu sự phát triển vượt bậc trong khóa học kỹ thuật. Vậy, đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì? Cùng Hoc365 tìm câu trả lời chi tiết trong bài viết này nhé.

Câu hỏi trắc nghiệm

Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
B. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
C. Sự bùng nổ của các lĩnh vực khoa học – công nghệ.
D. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ sản xuất.

Đáp án: B. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

Giải thích nhanh: Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật chính là khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Khoa học tham gia trực tiếp vào sản xuất đã trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ.

đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

Giải thích chi tiết: Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai là?

Khác với cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII, cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại, các nghiên cứu khoa học là tiền đề cho các phát minh về kỹ thuật. Lúc này, khoa học gắn liền với kỹ thuật, khoa học tiên phong đi trước để mở đường cho kỹ thuật. Tiếp đó, kỹ thuật lại mở đường cho sản xuất. Khoa học đã trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, trở thành nguồn gốc chính cho những tiến bộ về mặt kỹ thuật và công nghệ.

đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

Tìm hiểu về cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật

Cùng tìm hiểu thêm về cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ hai trong nội dung dưới đây nhé.

Nguyên nhân dẫn đến cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật

  • Nhằm đáp ứng nhu cầu cuộc sống vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.
  • Sự bùng nổ dân số, cộng với sự cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.
  • Có cuộc cách mạng thứ nhất làm tiền đề thúc đẩy.

Đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật

  • Khoa học kỹ thuật là lực lượng sản xuất trực tiếp, những phát minh kỹ thuật đều được bắt nguồn từ các nghiên cứu khoa học.
  • Khoa học đi liền với kỹ thuật và đi trước để mở đường cho kỹ thuật. Đến lượt mình, kỹ thuật lại đi trước để mở đường cho sản xuất.
  • Thời gian đi từ phát minh khoa học đến công đoạn ứng dụng vào sản xuất ngày càng được rút ngắn.
  • Khoa học trực tiếp tham gia vào khâu sản xuất, là nguồn gốc dẫn đến sự tiến bộ của kỹ thuật và công nghệ.

đặc điểm cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật

Kết quả của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật

Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật là góp phần tăng năng suất lao động, từ đó mức sống cũng như chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được nâng cao. Đó cũng là lý do dẫn đến sự thay đổi lớn trong cơ cấu dân cư, những đòi hỏi mới về giáo dục và đào tạo nghề nghiệp. Chính vì thế, chất lượng nguồn nhân lực tăng lên, dẫn đến sự hình thành thị trường mới với xu thế toàn cầu.

Các câu hỏi thường gặp khác

Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai bắt đầu vào thời gian nào?

Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai bắt đầu vào những năm 40 của thế kỷ XX.

Quốc gia nào khởi đầu cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật lần thứ hai?

Mỹ là quốc gia khởi đầu cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật lần thứ hai và đã đạt được nhiều thành tựu lớn.

Trên đây là bài viết trả lời câu hỏi đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì. Hy vọng những kiến thức mà chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích với bạn đọc. Đừng quên theo dõi Hoc365 để tiếp tục tham khảo những kiến thức Lịch sử hay nhé.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Tối ưu giao diện hiển thị, tốc độ tải trang website hoc365.edu.vn trên thiết bị của bạn.