Vào thời Lê sơ, chính sách giáo dục khoa cử được triều đình nhà nước chú trọng. Các trường học, khoa thi được mở rộng và tổ chức nhiều hơn để tạo điều kiện cho những dân thường hiếu học cũng như tuyển chọn nhân tài cho đất nước. Trong đó, nhiều khoa thi tiến sĩ được tổ chức qua các năm. Vậy việc tuyển chọn tiến sĩ được tổ chức trong kỳ thi nào? Cùng Hoc365 tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Câu hỏi trắc nghiệm
Việc tuyển chọn tiến sĩ được tổ chức trong kỳ thi nào?
A. Thi Hội
B. Thi Hương
C. Thi Đình
D. Không qua thi cử mà do vua trực tiếp lựa chọn
Đáp án: C. Thi Đình
Giải thích chi tiết: Việc tuyển chọn tiến sĩ được tổ chức trong kỳ thi nào?
Trong xã hội phong kiến, người thi phải lần lượt trải qua các kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình. Thi đình là kỳ thi cao nhất để tuyển chọn và phân hạng tiến sĩ.
Về cơ bản, việc phân cấp thi là để có thể chọn ra người tài giỏi nhất. Thi Hương là cuộc thi đầu tiên, đỗ được vòng này sẽ gọi là cử nhân hoặc tú tài. Đỗ vòng thi Hương sẽ vào thi Hội. kỳ thi này được tổ chức ở kinh đô, có thời chỉ cần đỗ thi Hội thì sẽ trở thành tiến sĩ. Tuy nhiên vào thời Lê sơ thì phải vượt qua kỳ thi Đình.
Vòng thi Đình khác với 2 vòng trước ở chỗ không chỉ xét đỗ mà còn phân thứ hạng từ trên xuống dưới. Top 1 thường là trạng nguyên, top 2 là bảng nhãn và top 3 là thám hoa.
Vào thời Lê sơ, vua Lê Thánh Tông còn khởi xướng cho lập bia tiến sĩ ở Văn Miếu Quốc Tử Giám vào năm 1484 để tôn vinh những người tài đã đỗ đạt cao trong kỳ thi Đình. Đây cũng là một thiết chế mới để triều đình tạo động lực, đẩy mạnh giáo dục và đào tạo nhân tài. Bạn đọc có thể tham khảo bài viết tình hình văn hóa giáo dục thời Lê sơ để hiểu rõ hơn nhé.
Tìm hiểu về kỳ thi Đình thời Lê sơ
Thi Đình là cuộc thi dành cho những người đã đỗ thi Hội, là khóa thi nho học cao nhất do triều đình phong kiến tổ chức để chọn người tài. Sau khi đỗ khoa thi Hội mới được dự thi Đình. Cuộc thi được tổ chức ngay tại sân điện và do nhà vua đích thân ra đề nên mới có tên gọi như vậy.
Trong số những người đỗ thi Đình, 3 người có xếp hạng cao nhất gọi là Tam khôi. Bao gồm:
- Đệ nhất giáp đệ nhất danh (Trạng nguyên)
- Đệ nhất giáp đệ nhị danh (Bảng nhãn)
- Đệ nhất giáp đệ tam danh (Thám hoa)
Người đỗ kỳ thi Đình sẽ được phong làm tiến sĩ và rất được trọng vọng, vua sẽ ban thưởng áo mũ, thết tiệc và làm lễ xướng danh, ghi tên vào bảng vàng và làm lễ vinh quy bái tổ. Đặc biệt, vào thời Lê sơ, vua Lê Thánh Tông còn cho tác bia tiến sĩ.
Thời Lê sơ đã tổ chức tổng cộng 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ và 20 trạng nguyên. Riêng thời Lê Thánh Tông (1460-1497) đã tổ chức được 12 khoa thi tiến sĩ và lấy đỗ 501 tiến sĩ cùng với 9 trạng nguyên.
Vừa rồi, Hoc365 đã trả lời chi tiết câu hỏi việc tuyển chọn tiến sĩ được tổ chức trong kỳ thi nào. Hy vọng bạn đọc sẽ có thêm kiến thức hay sau khi tham khảo bài viết này. Đừng quên chia sẻ đến bạn bè để cùng học tốt môn Lịch sử nhé.
Bài viết liên quan
Vì sao các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau?
Vì sao Xiêm là nước duy nhất ở khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của phương Tây
Hãy trình bày diễn biến của cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn chỉ huy
Bước 1 của kế hoạch Nava được thực hiện như thế nào?
Tại sao nghệ thuật Ấn Độ lại chịu ảnh hưởng của tinh thần tôn giáo?
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến phong trào Đồng Khởi
Người tối cổ xuất hiện sớm nhất ở đâu? Trắc nghiệm Lịch sử 6
Giai cấp giữ vai trò sản xuất chính trong lãnh địa phong kiến ở Tây Âu là
Thành thị trung đại ra đời như thế nào? Đóng vai trò gì?
Chính quyền Xô Viết Nghệ Tĩnh tồn tại trong khoảng thời gian bao lâu?
Vì sao Lương Thế Vinh được gọi là Trạng Lường?
Vì sao phong trào Cần Vương thất bại? Trắc nghiệm kèm lời giải chi tiết
Óc Eo là tên gọi của? Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 10
Đặc điểm chung của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam là
Quang Trung Nguyễn Huệ là gì của nhau? Giải đáp nhanh
Tại sao Nguyễn Tất Thành lựa chọn sang Pháp để tìm đường cứu nước?