Quân đội thời Lê sơ là toàn bộ tổ chức quân sự của triều đình nhà Hậu Lê bắt đầu từ đời vua Lê Thái Tổ đến hết triều vua Lê Cung Hoàng (năm 1428 – 1527). Giai đoạn đầu và từ thời Lê Thánh Tông về sau đều có những thay đổi lớn trong tổ chức và các chế độ trưng tập huấn luyện. Cùng Hoc365 tìm hiểu về những sự chuyển biến này trong bài viết sau nhé.
Tóm tắt về tổ chức quân đội thời Lê sơ
Tổ chức quân đội thời Lê sơ có thể được khái quát như sau:
- Quân đội tổ chức theo chế độ “ngụ binh ư nông”
- Quân đội có hai bộ phận chính là quân triều đình và quân địa phương. Trong đó bao gồm: bộ binh, thủy binh, tượng binh và kỵ binh.
- Vũ khí có đao, hỏa đồng, cung tên, kiếm, hỏa pháo.
- Quân đội được luyện tập thường xuyên và bố trí canh phòng ở khắp nơi, nhất là với những nơi hiểm yếu
Chi tiết quân đội thời Lê sơ
Vừa rồi là tóm tắt một số ý chính về quân sự thời Lê sơ, dưới đây là trình bày chi tiết để độc giả có những hiểu biết thêm về tình hình quân sự thời kỳ này.
Quân đội thời Lê sơ trước thời Lê Thánh Tông
Trong thời kỳ khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Lợi hầu hết tuyển binh ở Thanh Hóa trở vào Thuận Hóa với quy định cứ 3 suất đinh thì lấy 1 người sung vào quân ngũ và cho miễn thuế trong vòng 3 năm.
Cuối năm 1427, khởi nghĩa đang đi đến thắng lợi, lực lượng nghĩa quân Lam Sơn tăng lên đến 35 vạn người. Lê Lợi chia làm ngũ quân: tiền – trung – hậu – tả – hữu, mỗi quân chia làm 14 vệ với các chức Thượng tướng quân, Đại tướng quân, Tướng quân, Đô chỉ huy sứ, Hỏa đầu, Hỏa chủ chỉ huy.
Tháng 2/1429, Lê Thái Tổ cho 25 vạn quân về quê để làm ruộng, còn lại 10 vạn quân. Trong đó 5 đạo được giao trấn giữ hành chính trong nước, 6 ngự quân tiền đóng ở kinh thành để bảo vệ cung vua.
1448, Lê Nhân Tông bỏ bớt số tướng hiệu vệ quân, quân ngự tiền từ 8 còn 2 người, quân Thiết đột 5 người còn lại 4. Từ đó, nhà Lê thường xuyên cho quân về kinh đô điểm mục và tập võ nghệ.
Quân đội thời Lê sơ từ thời Lê Thánh Tông
Từ thời Lê Thánh Tông, ông quan tâm đến việc xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng. Nhờ đó quân sự thời Lê sơ từ đời vua Lê Thánh Tông đã có những thay đổi lớn.
Chế độ trưng tập
Năm 1465, Lê Thánh Tông cho cả nước làm hộ tịch. Cứ 6 năm 1 lần, triều quan về địa phương lập truyền tuyển và duyệt binh. Trừ các hàng chức sắc, quan lại, các dân đinh đủ 18 tuổi trở lên phải đăng ký vào hộ tịch và được chia theo các bậc: tráng hạng, quân hạng, dân hạng, lão hạng, cố hạng, cùng hạng.
Đối tượng trưng tập: khi cần sẽ đưa các tráng đinh làm lính, dâng tráng sung vào hạng quân ở nhà làm ruộng. Khi nào thải người già yếu thì chiếu theo thứ tự lấy bổ sung.
- Nhà có 3 dân đinh thì 1 người hạng lính tráng, 1 người hạng quân, 1 người hạng dân.
- Nhà có 4 người thì bổ 2 người hạng dân.
- Nhà từ 5 đinh trở lên thì 2 người hạng lính, 1 người bổ hạng quân ứng vụ.
Ngoài ra, một số đối tượng được miễn như:
- Con cháu quan văn võ nhất phẩm, nhị phẩm và con trưởng của quan tam phẩm; con cháu các công, hầu, bá nếu biết chữ sẽ sung làm nho sinh, không biết chữ thì cho làm tuấn sĩ.
- Với dân thường thì nhà nào cha con, anh em từ 3 đinh trở lên ở cùng 1 xã thì 1 đinh được miễn.
- Người làm thuê nếu biết chữ và được thừa tuyên bản xứ chấp thuận.
Cải tổ quân đội
Từ thời Lê Thánh Tông, quân đội và tổ chức hành chính có nhiều cải tổ. Tổ chức quân ngũ được chia làm 3 cấp khác nhau:
- Tổ chức quân ngũ ở ngũ phủ (toàn quốc)
- Tổ chức quân ngũ ở kinh sư (kinh thành)
- Tổ chức quân ngũ ở đạo/ thừa tuyên/ xứ
Chế độ kỷ luật
Năm 1467, vua Lê Thánh Tông đã ban hành một số quy định sau:
- Những người sao quân, sao đội, chánh phó ngũ trưởng nếu bao che hoặc để lính trốn và bóc lột thì xử tội đồ, lưu, nặng thì xử tử và truy tiền công theo quy định.
- Kẻ tìm cách trốn tránh ra trận sẽ bị chém, tướng chỉ huy không xử lý kịp thời cũng sẽ bị xử giảm 2 bậc so với người phạm tội, nếu đồng lõa thì xử lưu.
- Tướng hiệu tự ý cho phép lính về nhà thì xử tội đồ, cho phép rời nơi đóng quân thì xử giảm 1 bậc, đang đánh trận mà thả cho đi thì chém.
- Quân lính bỏ trốn xử tội đồ, tái phạm lần 2 xử lưu, người chứa chấp lính trốn cũng chịu tội. Xã trưởng không bắt lính trốn mang về cũng bị xử. Lính trốn tự ra đầu thú sẽ được xử giảm 1 bậc và buộc đền tiền khóa dịch cho triều đình.
- Quan tướng hiệu không huấn luyện, sai quân sĩ làm việc riêng của mình nhẹ thì xử tội đồ, nặng thì tội lưu.
- Khi có duyệt tập quân đội, quân lính vắng mặt phạt đánh 80 trượng. Đội trưởng và chánh, phó ngũ trưởng mượn lính khác thay thế cũng bị đánh 80 trượng và giáng chức 3 bậc.
Tham khảo thêm bài viết luật pháp thời Lê sơ để có cái nhìn tổng quan về thời kỳ này nhé.
Những thành tựu của quân đội thời Lê sơ
Những cải cách trong quân đội thời Lê sơ đã dẫn đến nhiều thay đổi lớn trong tổ chức binh chế thời Lê. Các quan lại quý tộc thời Lê hoàn toàn không có quyền tổ chức quân đội riêng như ở thời Trần.
Quân đội được được chia khẩu phần ruộng đất công nên yên tâm hơn trong thời gian quân ngũ. Ngoài ra, chế độ ngụ binh ư nông vẫn được áp dụng để đảm bảo phát triển nông nghiệp và của cải cho xã hội.
Nhà Lê xây dựng được lực lượng quân đội hùng mạnh, góp phần củng cố chính quyền trung ương tập quyền vững mạnh. Từ đó đưa nước Đại Việt trở thành quốc gia hùng cường.
Các câu hỏi thường gặp khác
Thời Lê Thái Tổ, nhà vua chia cả nước thành?
Thời Lê Thái Tổ, nhà vua chia cả nước thành 5 đạo
Quân đội Lê sơ được phiên chế thành những bộ phận nào?
Quân đội Lê sơ được phiên chế thành quân triều đình và quân địa phương.
Chế độ "ngụ binh ư nông" mang lại hiệu quả nào cho nhà Lê?
- Đảm bảo được lực lượng quân sự lớn để sẵn sàng huy động khi cần
- Đảm bảo được nguồn lao động cho sản xuất nông nghiệp
- Giảm ngân khố quốc gia cho việc nuôi quân đội
Trên đây là những thông tin về quân đội thời Lê sơ mà chúng tôi tổng hợp được. Hy vọng những kiến thức trên sẽ hữu ích với bạn đọc. Đừng quên theo dõi Hoc365 để tham khảo kiến thức môn lịch sử hay và chính xác nhé.
Bài viết liên quan
Vì sao các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau?
Vì sao Xiêm là nước duy nhất ở khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của phương Tây
Hãy trình bày diễn biến của cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn chỉ huy
Bước 1 của kế hoạch Nava được thực hiện như thế nào?
Tại sao nghệ thuật Ấn Độ lại chịu ảnh hưởng của tinh thần tôn giáo?
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến phong trào Đồng Khởi
Người tối cổ xuất hiện sớm nhất ở đâu? Trắc nghiệm Lịch sử 6
Giai cấp giữ vai trò sản xuất chính trong lãnh địa phong kiến ở Tây Âu là
Thành thị trung đại ra đời như thế nào? Đóng vai trò gì?
Chính quyền Xô Viết Nghệ Tĩnh tồn tại trong khoảng thời gian bao lâu?
Vì sao Lương Thế Vinh được gọi là Trạng Lường?
Vì sao phong trào Cần Vương thất bại? Trắc nghiệm kèm lời giải chi tiết
Óc Eo là tên gọi của? Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 10
Đặc điểm chung của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam là
Quang Trung Nguyễn Huệ là gì của nhau? Giải đáp nhanh
Tại sao Nguyễn Tất Thành lựa chọn sang Pháp để tìm đường cứu nước?