Nhà Lê Sơ được thành lập sau khi Lê Lợi phát động cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đánh bại quân Minh. Thời kỳ này, nước Đại Việt phát triển hưng thịnh về mọi mặt, đặc biệt là kinh tế. Hãy cùng Hoc365 tìm hiểu kinh tế thời Lê Sơ về nông nghiệp, thủ công nghiệp, ngoại thương chi tiết ngay trong bài viết bên dưới.
Sơ lược về kinh tế nước Đại Việt thời Lê Sơ
Kinh tế thời Lê Sơ phản ánh những vấn đề liên quan đến hoạt động kinh tế của nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428 – 1527).
Cơ bản, nước ta thời bấy giờ chủ yếu dựa vào nông nghiệp như các thời đại trước. Điển hình là trình độ kỹ thuật của nền sản xuất tiểu nông dựa trên sức lao động và kinh nghiệm lâu đời, với những công cụ thô sơ. Bên cạnh đó, những công trình thủy lợi lớn do triều đình tổ chức cũng như các công trình nhỏ của nhân dân đã góp phần hạn chế tác hại của thiên tai, đảm bảo sản xuất nông nghiệp.
Thủ công nghiệp chiếm vị trí khá quan trọng trong nền kinh tế Đại Việt thời Lê Sơ. Có hai loại công nghiệp trong dân dân và do triều đình tổ chức. Thời Lê Sơ để lại khá nhiều các nghề thủ công công nghiệp có giá trị và tồn tại đến ngày nay.
Ngoài ra, hoạt động thương mại của nước Đại Việt thời bây giờ chủ yếu diễn ra hình thức trao đổi sản phẩm giữa các địa phương. Trái lại, hoạt động ngoại thương hầu như bị hạn chế để ngăn ngừa do thám của người nước ngoài.
Chi tiết kinh tế thời Lê Sơ
Sau cuộc đánh đuổi quân Minh, nhà Hậu Lê bắt tay xây dựng lại nền kinh tế Đại Việt. Khi đó, nông nghiệp và thủ công nghiệp được phục hồi, riêng ngoại thương bị chính sách “trọng nông ức thương” hạn chế sự phát triển.
Nông nghiệp
Về nông nghiệp, nhà Lê Sơ thực hiện các chính sách sau:
- Chính sách thúc đẩy: Chính sách quy định nếu ruộng đất công có chỗ bỏ hoang thì quan trông coi phải tâu lên để chia cho người cày ruộng khai khẩn, nếu không sẽ bị xử tội.
- Lập đồn điền: Vua Lê Thánh Tông ban chiếu lập đồn điền , mở rộng quy mô các đồn điền tại địa phương, tận dụng sức lao động của người lưu vong, tội đồ.
- Di dân và khẩn hoang: Nhà Lê còn chú trọng tới lực lượng lao động là nông dân tại các địa phương để mở mang những vùng đất hoang. Chính sách này cho phép người nông dân sở hữu ruộng tư, nhằm khuyến khích sức sản xuất nông nghiệp, giảm mâu thuẫn trong xã hội về ruộng đất.
- Chế độ ruộng đất: Chia thành ruộng công và ruộng tư.
- Trị thủy và làm thủy lợi: Dưới thời các vua Lê, đắp đê và làm thủy lợi đều là yêu cầu cấp bách của sản xuất nông nghiệp.
Tham khảo chi tiết nông nghiệp thời Lê Sơ thông qua bài viết đã có trên website của chúng tôi nhé!
Thủ công nghiệp
Thủ công nghiệp thời Lê Sơ có hai loại hình là thủ công nghiệp trong nhân dân và do triều đình tổ chức, gọi là Cục Bách Công.
Thủ công nghiệp nhân dân
Khi mùa nông nhàn, người dân thường làm những công việc khác như dệt vải, làm nón, đan lát,… Sản xuất sản phẩm cần thiết trong gia đình, một số khác phục vụ thị trường địa phương.
Một số làng nghề thủ công nổi tiếng thời Lê Sơ gồm có:
- Sơn Tây: Làm dầu, gai, đay, làm chè tai mèo, sáp, dệt vải, dệt lụa.
- Sơn Nam: Dệt lụa, làm the, nấu rượu sen, rượu cúc, rượu nếp,… được tiến cống triều đình và dùng trong các dịp lễ.
- Kinh Bắc: Làm bát chén, nung vôi.
- Nghệ An: Dệt vải thưa, làm the mỏng.
- Quảng Nam: Làm tơ gai, dệt lụa màu huyền.
- Lạng Sơn: Làm gấm thêu, chất thơm.
Cục Bách Công
Đây là hình thức tổ chức sản xuất thủ công nghiệp triều đình. Đây là nơi chuyên sản xuất các sản phẩm phục vụ cho vua như vũ khí, tiền, đồ nghi trượng, đồ trang sức,…
Công tượng là chế độ lao động cưỡng bức, tổ chức thành đội ngũ như quân lính. Do đó, những người thợ thủ công không có hứng thú với công việc của triều đình. Nhiều người phản ứng nên Luật Hồng Đức đã có những điều khoản trị tội họ.
Dưới thời Lê Sơ đã có nhiều nghề thủ công nghiệp ra đời, mang đến nhiều sản phẩm có giá trị và được lưu truyền đến tận bây giờ. Bao gồm: nghề gốm, nghề dệt, nghề sơn, nghề chạm khắc đá, nghề in mộc bản.
Thương mại
Về thương mại, dưới thời Lê Sơ chú trọng hoạt động mua bán trong nước hơn là ngoại thương, do để hạn chế do thám từ người nước ngoài.
Nội thương
Hoạt động nội thương thời Lê Sơ chủ yếu là trao đổi sản phẩm giữa các địa phương. Nhờ hệ thống được xá được xây dựng và đường sông được đào nên lưu thông giữa các địa phương trở nên thuận lợi hơn.
Kinh đô Thăng Long là trung tâm buôn bán lớn nhất. Do nơi đây khá ưu thế về vị trí, những nhà buôn muốn đền Thăng Long bằng đường bộ hay đường sông đều thuận tiện.
Bên cạnh đó, mỗi xã thường sẽ có một chợ hoặc vài xã lân cận thì có chợ chung. Họp chợ là dịp để những người trong địa phương các lái buôn từ xa tới buôn bán trao đổi sản phẩm.
Tuy nhiên, do dân cư ngày càng đông đúc, Lê Thánh Tông phải quy định về việc chia chợ nếu cần thiết.
Ngoại thương
Nhà Hậu Lê có chính sách hạn chế ngoại thương, một phần xuất phát từ nhu cầu tự vệ, ngăn chặn do thám từ người nước ngoài. Mặc khác do tư tưởng trọng nông, muốn nhân dân gắn chặt với đồng ruộng, hạn chế việc nhân dân rời đồng ruộng đi buôn bán.
Trên cửa khẩu dọc biên giới miền duyên hải, triều đình kiểm soát ngoại thương rất khắc khe. Những nhà buôn ngoại quốc chỉ được vào những nơi quy định, không được tự ý vào trấn.
Chính những chính sách nghiêm ngặt là trở lực kìm hãm sự phát triển kinh tế hàng hóa, làm cho quá trình tách rời thủ công nghiệp ra khỏi nông nghiệp và quá trình phát triển đô thị khó khăn hơn.
Tiền tệ
Tiền tệ đầu thời Lê Sơ chỉ có mức quan hệ giữa các đơn vị là 50 đồng = 1 mạch, thấp hơn thời Trần.
Năm 1439 dưới thời Lê Thái Tông, vua ra quy định 1 quan = 10 tiền (mạch) = 600 đồng. Hệ thống đơn vị này từ đó được dùng ổn định cho các đời sau cho đến khi chế độ phong kiến Việt Nam kết thúc.
Câu hỏi thường gặp
Tại sao thành tựu kinh tế nước Đại Việt Lê sơ ở giai đoạn 1428-1527 phát triển?
Kinh tế Đại Việt thời Lê Sơ phát triển là do những chính sách quan tâm tích cực nhằm khuyến khích và tạo điều kiện cho nhân dân làm nông nghiệp, thủ công nghiệp.
Dưới thời Lê sơ chính sách nào có tác dụng thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển?
Chính sách thúc đẩy sản xuất nông nghiệp gọi là phép quân điền. Tức là chia ruộng đất cồng làng xã cho nông dân.
Vừa rồi là tình hình kinh tế nước Đại Việt thời Lê Sơ mà Hoc365 thông tin chi tiết nhất đến bạn. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích, giúp bạn có thêm kiến thức về lịch sử Việt Nam nhé! Theo dõi chúng tôi để đón đọc thêm nhiều bài viết hay hơn nữa nhé!
Bài viết liên quan
Vì sao các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau?
Vì sao Xiêm là nước duy nhất ở khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của phương Tây
Hãy trình bày diễn biến của cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn chỉ huy
Bước 1 của kế hoạch Nava được thực hiện như thế nào?
Tại sao nghệ thuật Ấn Độ lại chịu ảnh hưởng của tinh thần tôn giáo?
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến phong trào Đồng Khởi
Người tối cổ xuất hiện sớm nhất ở đâu? Trắc nghiệm Lịch sử 6
Giai cấp giữ vai trò sản xuất chính trong lãnh địa phong kiến ở Tây Âu là
Thành thị trung đại ra đời như thế nào? Đóng vai trò gì?
Chính quyền Xô Viết Nghệ Tĩnh tồn tại trong khoảng thời gian bao lâu?
Vì sao Lương Thế Vinh được gọi là Trạng Lường?
Vì sao phong trào Cần Vương thất bại? Trắc nghiệm kèm lời giải chi tiết
Óc Eo là tên gọi của? Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 10
Đặc điểm chung của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam là
Quang Trung Nguyễn Huệ là gì của nhau? Giải đáp nhanh
Tại sao Nguyễn Tất Thành lựa chọn sang Pháp để tìm đường cứu nước?