Quá trình đô thị hóa của nước ta hiện nay không có đặc điểm nào sau đây?

5/5 - (4 bình chọn)

Theo chương trình Địa lý 12, quá trình đô thị hóa của nước ta hiện nay không có đặc điểm nào sau đây? Nếu bạn đang tìm đáp án cho câu hỏi này thì cùng Hoc365 tham khảo ngay trong bài viết này nhé.

Câu hỏi trắc nghiệm: Quá trình đô thị hóa của nước ta hiện nay không có đặc điểm nào sau đây?

Quá trình đô thị hóa của nước ta hiện nay không có đặc điểm nào sau đây?

A. Trình độ đô thị hóa còn thấp.
B. Phân bố các đô thị không đều.
C. Tỉ lệ dân thành thị tăng lên.
D. Có nhiều đô thị có quy mô lớn.

Đáp án: D. Có nhiều đô thị có quy mô lớn.

Giải thích nhanh: Quá trình đô thị hóa ở nước ta có các đặc điểm: diễn ra còn chậm, trình độ thấp; tỉ lệ dân thành thị tăng và phân bố các đô thị không đều. Nước ta chỉ có một số đô thị với quy mô lớn như: TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Hà Nội… Do đó, đặc điểm của đô thị hóa không phải là có nhiều đô thị quy mô lớn.

Quá trình đô thị hóa của nước ta hiện nay không có đặc điểm nào sau đây

Đặc điểm quá trình đô thị hóa ở nước ta

Quá trình đô thị hóa ở nước ta bao gồm các đặc điểm sau:

Quá trình đô thị hóa nước ta diễn ra chậm

  • Thế kỉ III TCN đã có đô thị đầu tiên là thành Cổ Loa.
  • Thế kỉ VI: Có thêm thành Thăng Long, Phú Xuân, Hội An, Đà Nẵng, Phố Hiến.
  • Thời Pháp thuộc: Các đô thị quy mô nhỏ, chức năng chính hành chính, quân sự, thương mại.
  • Từ 1945 – 1954: Quá trình Đô thị hóa diễn ra chậm.
  • Từ 1954 – 1975:
    • Miền Nam: Phục vụ âm mưu thôn tính của đế quốc Mĩ.
    • Miền Bắc: Đô thị hóa gắn liền với công nghiệp hóa.
  • Từ 1975 đến nay: Đô thị nước ta hiện nay có thêm nhiều chuyển biến tích cực, nhưng cơ sở hạ tầng vẫn còn ở mức thấp.

Quá trình đô thị hóa của nước ta

Trình độ đô thị hóa thấp

  • Các đô thị nước ta hiện nay có quy mô không lớn, phân bố tản mạn, nếp sống xen giữa thành thị với nông thôn làm hạn chế khả năng đầu tư và phát triển kinh tế.
  • Tỉ lệ dân đô thị thấp.
  • Cơ sở hạ tầng của các đô thị ở mức độ thấp so với các nước trong khu vực và thế giới.

Tỉ lệ dân thành thị tăng

  • Từ 19,5% (Năm 1990) tỉ lệ dân thành thị tăng lên 26,9% (Năm 2005).
  • Tỉ lệ dân thành thị vẫn còn thấp so với khu vực và trên thế giới.

Quá trình đô thị hóa của nước ta

Phân bố đô thị không đều giữa các vùng

  • Các đô thị lớn tập trung ở vùng đồng bằng ven biển.
  • Số lượng cũng như quy mô đô thị có sự khác nhau giữa các vùng.
    • Trung du và miền núi Bắc Bộ có số lượng đô thị lớn nhất cả nước (167 đô thị).
    • Đông Nam Bộ có số lượng đô thị ít nhất (50 đô thị).
    • Đông Nam Bộ có tỉ lệ dân sống ở thành thị cao nhất nước với 6,928 triệu người (chiếm 30,4%).
    • Tây Nguyên có tỉ lệ dân ở thành thị thấp nhất cả nước với 1,368 triệu người (chiếm 6%).

Các câu hỏi thường gặp khác

Để giảm bớt tình trạng di dân tự do vào các đô thị, giải pháp chủ yếu và lâu dài là?

Để giảm bớt tình trạng di dân tự do vào các đô thị, giải pháp chủ yếu và lâu dài là xây dựng nông thôn mới, đa dạng hóa hoạt động kinh tế ở nông thôn, điều này sẽ góp phần tạo nhiều việc làm ở các khu vực nông thôn.

Phần lớn dân cư nước ta hiện sống ở nông thôn do?

Phần lớn dân cư nước ta hiện sống ở nông thôn do quá trình đô thị hóa của nước ta diễn ra chậm với hàng nghìn năm mặc dù đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn ở mức thấp.

Để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của đô thị cần làm gì?

Để giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hóa thì cần tiến hành đô thị hóa xuất phát hay gắn liền với quá trình công nghiệp hóa.

Vậy là Hoc365 đã cùng bạn đi tìm đáp án cho câu hỏi quá trình đô thị hóa ở nước ta không có đặc điểm nào sau đây. Bằng việc phân tích đặc điểm đô thị của ở nước ta, hy vọng độc giả sẽ hiểu chi tiết hơn về câu trả lời này. Hãy Like và Share đến bạn bè để cùng học tốt Địa lý nhé.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Tối ưu giao diện hiển thị, tốc độ tải trang website hoc365.edu.vn trên thiết bị của bạn.