Đặc điểm giống nhau chủ yếu nhất giữa địa hình bán bình nguyên và đồi trung du là

2.2/5 - (5 bình chọn)

Việt Nam có địa hình đa dạng và chia thành nhiều vùng miền, khu vực khác nhau. Ở khu vực đồi núi thì nổi bật với kiểu địa hình bán bình nguyên và đồi trung du. Cùng Hoc365 tìm hiểu đặc điểm giống nhau chủ yếu nhất giữa địa hình bán bình nguyên và đồi trung du là gì bạn nhé!

Đặc điểm giống nhau chủ yếu nhất giữa địa hình bán bình nguyên và đồi trung du là

Câu hỏi trắc nghiệm: Đặc điểm giống nhau chủ yếu nhất giữa địa hình bán bình nguyên và đồi trung du là

A. bị chia cắt do tác động của dòng chảy

B. nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng

C. có cả đất phù sa cổ lẫn đất đỏ ba dan

D. độ cao khoảng từ 100m đến 200m

Đáp án đúng: B. nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng

Đặc điểm giống nhau chủ yếu nhất giữa địa hình bán bình nguyên và đồi trung du là

Giải thích chi tiết về đặc điểm giống nhau chủ yếu nhất giữa địa hình bán bình nguyên và đồi trung du

Đặc điểm giống nhau chủ yếu nhất giữa địa hình bán bình nguyên và đồi trung du là nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng. Rõ nhất là ở Đông Nam Bộ với bậc thềm phù sa cổ cao khoảng 100m.

Phần nhiều địa hình đồi trung du là các thềm phù sa cổ. Do tác động của dòng chảy mà chúng bị chia cắt. Dải đồi trung du rộng nhất nằm ở rìa phía Bắc và phía Tây đồng bằng sông Hồng và thu hẹp ở rìa đồng bằng ven biển miền Trung.

Giải thích chi tiết về đặc điểm giống nhau chủ yếu nhất giữa địa hình bán bình nguyên và đồi trung du

Thông tin thêm về địa hình bán bình nguyên là địa hình có vùng đất đồi núi bị nước chảy quanh làm bào mòn, bền mặt đồi núi bị hạ thấp và tương đối bằng phẳng Trong khi đó, địa hình đôi trung du là địa hình có các bậc thềm phù sa cổ bị chia cắt do tác động của dòng chảy.

Bên cạnh địa hình bán bình nguyên và vùng đồi trung du ở khu vực đồi núi nước ta còn có các dạng địa hình khác như vùng núi Đông Bắc, vùng núi Tây Bắc, vùng núi Trường Sơn Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam.

Khu vực Nội dung
Vùng núi Đông Bắc
  • Vùng núi Đông Bắc là vùng núi phía tả ngạn sông Hồng, chủ yếu là đồi núi thấp.
  • Vùng núi này bao gồm các cánh cung lớn mở rộng về phía Bắc và Đông chụm lại ở Tam Đảo.
  • Vùng núi Đông Bắc cao ở Tây Bắc và thấp dần ở Đông Nam.
Vùng núi Tây Bắc
  • Vùng núi Tây Bắc nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
  • Vùng này nằm ở địa hình cao nhất nước ta, có dãy Hoàng Liên Sơn (đỉnh Phan-xi-păng cao 3134m)
  • Các dãy núi ở vùng núi Tây Bắc có hướng Tây Bắc – Đông Nam, đan xen là cao nguyên đá vôi (nổi tiếng là cao nguyên Sơn La, cao nguyên Mộc Châu).
Vùng núi Trường Sơn Bắc
  • Vùng núi Trường Sơn Bắc có giới hạn từ phía Nam sông Cả tới dãy núi Bạch Mã.
  • Hướng núi Tây Bắc – Đông Nam, càng về phía Nam thì hướng núi chuyển dần sang Tây – Đông.
  • Các dãy núi ở vùng núi Trường Sơn Bắc song song, so le nhau dài nhất, cao ở hai đầu và thấp ở giữa.
  • Phía Bắc là vùng núi thượng du Nghệ An, ở giữa là vùng đá vôi Quảng Bình, phía Nam là vùng núi Tây Thừa Thiên Huế. Ở đây có các mạch núi đâm ra biển như dãy Bạch Mã, dãy Hoành Sơn.
Vùng núi Trường Sơn Nam
  • Vùng núi này bắt đầu từ Nam Bạch Mã trở về phía Nam.
  • Đây là vùng núi và cao nguyên rộng lớn, đồ sộ, có độ cao trung bình hơn 1000m.
  • Hướng nghiêng đa dạng.
  • Hướng núi vòng cung, bề lồi quay ra biển ôm lấy các cao nguyên badan.
  • Vùng núi cao ở 2 đầu và thấp ở giữa, 2 đầu là 2 khối núi cổ Kon Tum và Cực Nam Trung Bộ, ở giữa là núi Bình Định và núi An Khê.

Câu hỏi trắc nghiệm liên quan

Câu 1: Đất đai ở vùng ven biển miền Trung thường nghèo dinh dưỡng, nhiều cát, ít phù sa sông chủ yếu do

A. cát sông miền Trung ngắn và rất nghèo phù sa

B. bị xói mòn, rửa trôi mạnh trong điều kiện mưa nhiều

C. đồng bằng nằm ở chân núi, nhận nhiều cát sỏi trôi xuống

D. trong sự hình thành đồng bằng, biển đóng vai trò chủ yếu

Đáp án đúng: D. trong sự hình thành đồng bằng, biển đóng vai trò chủ yếu

Câu 3: Việc giao lưu kinh tế giữa các vùng ở miền núi gặp khó khăn do

A. địa hình bị chia cắt mạnh

B. thiếu nước vào mùa khô

C. động đất xảy ra thường xuyên

D. sông nhỏ, ngắn, dốc

Đáp án đúng: A. địa hình bị chia cắt mạnh

Câu 4: Đặc điểm địa hình nhiều đồi núi thấp ở nước ta đã làm cho

A. địa hình nước ta có sự phân bậc rõ ràng

B. tính chất nhiệt đới của thiên nhiên được bảo toàn

C. thiên nhiên có sự phân hóa sâu sắc

D. tính chất nhiệt đới của thiên nhiên bị phá vỡ

Đáp án đúng: A. địa hình nước ta có sự phân bậc rõ ràng

Điểm khác biệt nổi bật của Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam là

Câu 5: Điểm khác biệt nổi bật của Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam là

A. sườn núi ít bất đối xứng hơn

B. địa hình núi cao hơn hẳn

C. sườn núi dốc hơn

D. có nhiều đỉnh núi hơn

Đáp án đúng: A. sườn núi ít bất đối xứng hơn

Đặc điểm giống nhau chủ yếu nhất giữa địa hình bán bình nguyên và đồi trung du là gì đã được Hoc365 giải đáp chi tiết. Chúng tôi hy vọng rằng với những kiến thức hữu ích này, bạn có thể học tốt hơn chương trình Địa lý lớp 12.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Tối ưu giao diện hiển thị, tốc độ tải trang website hoc365.edu.vn trên thiết bị của bạn.