Phân tích những lợi thế và khó khăn của Việt Nam khi trở thành thành viên của ASEAN?

Rate this post

ASEAN hay còn gọi là hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á, là tổ chức chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của các quốc gia khu vực Đông Nam Á. Trong đó, Việt Nam là thành viên của hiệp hội này. Vậy Việt Nam gia nhập ASEAN có những thuận lợi và khó khăn gì? Cùng Hoc365 tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé!

Phân tích những lợi thế và khó khăn của Việt Nam khi trở thành thành viên của ASEAN?

Lợi thế và khó khăn của Việt Nam khi gia nhập ASEAN?

Tìm hiểu cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập ASEAN ngay say đây!

Lợi thế

Khi gia nhập ASEAN, Việt Nam có lợi thế tăng cường trao đổi buôn bán giữa nước ta với các nước trong khu vực, mở rộng thị trường xuất khẩu ra các nước. Thể hiện ở:

  • Tỷ trọng giá trị hàng hóa buôn bán với các nước này chiếm 32,4% tổng lượng buôn bán quốc tế của Việt Nam.
  • Mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang các nước là gạo, chủ yếu là Indonesia, Philippines, Malaysia.
  • Nhập khẩu từ các nước các mặt hàng như xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, hàng điện tử, hạt nhựa…

Bên cạnh đó, Việt Nam gia nhập ASEAN còn giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nước.

Lợi thế

Tăng cường hợp tác với các nước ở mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ, an ninh quốc phòng,… Điều này giúp Việt Nam học hỏi và áp dụng các kinh nghiệm và tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời nâng cao chuyên môn và phát triển năng lực cạnh tranh.

Dự án phát triển hành lang Đông – Tây cũng góp phần khai thác hiệu quả các thế mạnh ở khu vực miền Trung nước ta, đổi mới cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất nhân dân.

Với những lợi thế trên, Việt Nam có thể phát huy tối đa tiềm năng của mình trong khu vực ASEAN, góp phần đưa đất nước trở thành một trong những nền kinh tế phát triển mạnh nhất trong khu vực.

Khó khăn

Bên cạnh những cơ hội phát triển thì việc Việt Nam gia nhập ASEAN cũng có những khó khăn, hạn chế đáng quan tâm.

Khó khăn đầu tiên phải kể đến sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế – xã hội. Nước ta hiện nay còn phải đối mặt với nhiều thách thức như biện pháp tiêu chuẩn hóa, cải cách kinh tế, nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng tiêu chuẩn và quy định của ASEAN.

Khó khăn

Khó khăn thứ hai chính là sự khác biệt về thể chế chính trị, bất đồng ngôn ngữ. Điều này đòi hỏi Việt Nam phải cân nhắc các yếu tố lịch sử, văn hóa và chính trị để đưa ra chính sách phù hợp với ASEAN.

Bên cạnh đó, ASEAN là khu vực liên minh kinh tế lớn, nhiều nước thành viên có nền kinh tế phát triển và cạnh tranh mạnh. Điều này đòi hỏi nước ta phải đưa ra các chiến lược cạnh tranh phù hợp nhằm bảo vệ lợi ích của quốc gia trong các thương thảo thương mại.

Tìm hiểu về ASEAN

ASEAN hay còn gọi là Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Association of South East Asian Nations). Đây là tổ chức chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.

ASEAN được thành lập vào ngày 8 tháng 8 năm 1967 với những thành viên đầu tiên bao gồm Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore và Philippines. Nhằm thể hiện tinh thần đoàn kết giữa các nước trong khu vực.

Tìm hiểu về ASEAN

Hiện tại, ASEAN bao gồm 11 quốc gia thành viên: Brunei, Campuchia, Lào, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam, Đông Timor.

ASEAN có diện tích đất khoảng 2,24 triệu km2, có dân số khoảng 600 triệu người. Vùng biển ASEAN có diện tích gấp 3 lần so với diện tích đất. Vào năm 2018, tổng GDP ước tính tất cả các quốc gia ASEAN xấp xỉ 2,92 nghìn tỷ USD.

Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm nào? Thể hiện ý nghĩa gì?

Việt Nam gia nhập ASEAN vào ngày 28 tháng 7 năm 1995. Đánh dấu quá trình hội nhập khu vực của Việt Nam cũng như các tiến trình hợp tác, liên kết với các nước trong khu vực.

Nước ta gia nhập ASEAN mang lại nhiều ý nghĩa to lớn. Trước năm 1979, mối quan hệ giữa ba nước Đông Dương với ASEAN khá căng thẳng. Đến thời gian sau đó, vấn đề Campuchia được giải quyết và Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN.

Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm nào? Thể hiện ý nghĩa gì?

Với ASEAN, việc kết nạp Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 giúp đẩy nhanh quá trình mở rộng Hiệp hội ra cả 10 nước trong khu vực, qua đó củng cố hòa bình, ổn định khu vực, là trung tâm kết nối Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Câu hỏi thường gặp

Việt Nam có vai trò như thế nào trong tổ chức ASEAN?

Việt Nam góp phần đáng kể trong việc thúc đẩy ký kết Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), phối hợp cùng các nước cho ra đời Hiến chương ASEAN; đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch Ủy ban Thường trực ASEAN (năm 2001) và Chủ tịch ASEAN (năm 2010).

Năm 1995 Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN và trở thành thành viên thứ mấy của tổ chức này?

Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN vào ngày 28/7/1995.

Hoc365 vừa Phân tích những lợi thế và khó khăn của Việt Nam khi trở thành thành viên của ASEAN. Hy vọng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức về môn học Địa lý nhé! Đừng quên gửi đánh giá 5 sao để chúng tôi có thêm động thực gửi đến bạn bài viết hay hơn nữa.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Tối ưu giao diện hiển thị, tốc độ tải trang website hoc365.edu.vn trên thiết bị của bạn.